Friday 29 January 2010

Fire Emblem Monshō no Nazo tiếng Việt







Fire Emblem Monshō no Nazo hay còn gọi dân dã là "Mộc Đế 3" đã được Asm65816 chuyển ngữ sang tiếng Việt thành công. Bản dịch này là kết quả học tập và lao động trong lãnh vực Rom Hacking gần hai năm. Một quá trình đầy gian khổ và có những lúc tưởng chừng đã bỏ cuộc. Bản dịch này dựa trên nền tảng bản dịch của tác giả Như Thị Ngã Văn từ năm 2009.


Thời điểm phát hành: 30 tháng 01 năm 2010.

Dịch thuật:

+ Như Thị Ngã Văn (bộ 1), Asm65816 (chỉnh lý)
+ Asm65816 (bộ 2).

Hack chính: Asm65816


Những thay đổi chính so với bản dịch Như Thị Ngã Văn và bản gốc tiếng Nhật:

+ Font chữ giờ đây đã có cả chữ thường thay vì toàn chữ in hoa.
+ Lời thoại của cả bộ 1 và bộ 2 đều đã được dịch hoàn toàn.
+ Menu đã được dịch 99%, bao gồm cả tên Item, nhân vật, class,....
+ Khi vào đấu trường, vũ khí của nhân vật sẽ phụ thuộc vào từng class chứ không phải mặc định là loại vũ khí cấp thấp nhất như trong bản gốc.
+ Thay đổi nhạc nền ở một số chỗ.
+ Chỉnh lý lời thoại khi vào nhà dân cho sát với bản gốc hơn so với bản dịch Như Thị Ngã Văn.


Link download:

http://www.mediafire.com/?ydxbnfgm2ev

Dung lượng: 6.24MB.

Tải về, giải nén ra sẽ được thư mục "Done" chứa các file:

+ File Fire Emblem 3 Original Japanese ver 1.0.smc: đây là bản game Fire Emblem Monshou no Nazo 1.0 nguyên gốc tiếng Nhật. Gừi phòng khi có người muốn chơi.
+ FE3 Nhu Thi Nga Van.smc: đây là bản dịch tiếng Việt của FE3, tác giả Như Thị Ngã Văn thực hiện.
+ Fire Emblem Monshou no Nazo Vietnamese.smc: bản dịch tiếng Việt của FE3, Asm65816 thực hiện.
+ Patch FE3 Hard mode.ips: đây là file patch chỉ áp dụng cho bản dịch của Asm65816. Mọi chi tiết tham khảo file read me trong cả cục rar này.

+ Thư mục Emulator chứa 3 giả lập được đánh giá là tốt nhất hiện nay: Snes9X, Zsnes và SnesGT. Những ai đã quen với giả lập rồi thì không cần phải mở thư mục này...

+ Các file hướng dẫn dành cho người mới chơi giả lập lần đầu. Ai quen rồi thì không cần đọc.

Những điểm chưa đạt của bản dịch này:
Tự đánh giá là hoàn thiện 97% vì những chỗ dưới đây chưa dịch được (chưa đủ level):

+ Đoạn giới thiệu truyền thuyết Narga (tapestry) đầu game. Không tìm được offset chỉnh độ rộng của font chữ.
+ Khi chiến đấu, nếu tắt cảnh Anime battle đi thì nếu nhân vật level up, gãy kiếm (vũ khí), lột được đồ từ quân địch thì message thông báo của 3 trường hợp này vẫn còn.... Không tìm được mấy cái message này trong cả cái cục Rom.

Cao nhân nào có cách giải quyết 02 vấn đề trên xin vui lòng dạy bảo tại:

http://asm65816.blogspot.com/2010/01/fire-emblem-monsho-no-nazo-tieng-viet.html



Credits

1. Như Thị Ngã Văn
2. Anti Justice (GameVN.com)
3. Romhacking.net
4. Cộng đồng Hack FE Nhật Bản (Bainarigami)

Nếu thiếu một trong các nhân tố trên, tôi đã bỏ cuộc từ lâu với cái trò Hack Rom này...



Khái quát về series Fire Emblem:
http://asm65816.blogspot.com/2010/01/fire-emblem-wikipedia.html



Khái quát về phiên bản Fire Emblem Monshō no Nazo:
http://asm65816.blogspot.com/2010/01/ire-emblem-monsho-no-nazo-wiki.html

Bản dịch cũ có một lỗi nhỏ trong hội thoại khi nhân vật Ricardo chết.
Đây là bản mới đã vá lỗi:


http://www.mediafire.com/?m2mwtymoar4

Bạn nào còn phát hiện ra lỗi nào xin vui lòng thông báo tại đây.


Liệt kê bug của Fire Emblem Monshō no Nazo:
http://asm65816.blogspot.com/2010/01/fire-emblem-monsho-no-nazo-bugs-part-1.html
http://asm65816.blogspot.com/2010/01/fire-emblem-monsho-no-nazo-bugs-part-2.html
http://asm65816.blogspot.com/2010/01/fire-emblem-monsho-no-nazo-bugs-part-3.html

Video trên YouTube:
http://www.youtube.com/Yugisokubodai/

Fire Emblem Monshō no Nazo Wiki

Bài này còn được đăng tại

http://vi.wikipedia.org/wiki/Monsh%C5%8D_no_Nazo


Người viết: Asm65816

Fire Emblem Monshō no Nazo (ファイアーエムブレム 紋章の謎) là một game Simulation RPG do Itelligent Systems phát triển, Nintendō phát hành ngày 21 tháng 1 năm 1994 trên hệ máy Snes. Đây là tác phẩm thứ 3 trong series Fire Emblem, bao gồm 2 bộ. Bộ 1 chính là phần remake của phiên bản đầu tiên, Ankoku Ryū to Hikari no tsurugi, bộ 2 chính là phần phát triển thêm của bộ 1, kể về cuộc chiến xảy ra sau khi cuộc chiến ở bộ 1 kết thúc. Bộ 1: Ankoku Sensō hen: Ankoku Ryū to Hikari no tsurugi (phần Chiến tranh hắc ám: Hắc ám long và quang kiếm). Bộ 2: Eiyū Sensō hen: Monshō no Nazo (phần Chiến tranh anh hùng: bí ẩn dấu ấn lửa, còn được dịch là bí ẩn hoa văn lửa trong bản dịch Như Thị Ngã Văn). Từ ngày 26 tháng 12 năm 2006, Monshō no Nazo còn xuất hiện trên Wii Virtual Console. Phiên bản chơi thử của Monshō no Nazo còn xuất hiện trong Super Smash Bros. Brawl (bản tiếng Nhật).

Năm 1996, KSS Inc. chế tác bộ Anime Monshō no Nazo (OVA) nhưng đã dừng lại ở con số 2 tập. Nhóm phát triển cho biết họ có ý định làm tiếp phần sau của Ankoku Ryū trên máy Super Famicom ngay sau khi phát hành Fire Emblem Gaiden. Họ muốn các nhân vật cũ xuất hiện lại lần nữa và sẽ hoạt động thống nhất đại lục Akania, hoàn tất chiến sử của đại lục này.


Mục lục


Khái yếu

Fire Emblem Monshō no Nazo bao gồm 2 bộ. Bộ 1 chính là bản remake của tác phẩm đầu tiên trong series với nội dung xoay quanh cuộc chiến của các anh hùng tập trung dưới lá cờ “dấu ấn lửa” chống lại cái ác đang lan truyền khắp đại lục. Bộ 2 nhắc nhiều đến lịch sử đại lục Akania, nguồn gốc và truyền thuyết của các vương quốc. Người chơi có thể bắt đầu chơi từ bộ 1 hoặc bộ 2. Nếu thỏa mãn một số điều kiện (thuật bên dưới) thì có thể chuyển tiếp sang bộ 2 sau khi kết thúc bộ 1. Vì khả năng phần cứng đã được nâng cao so với trước nên đồ họa ở phiên bản này được cải thiện rất đáng kể so với phiên bản Ankoku Ryū to Hikari no tsurugi. Độ khó của phiên bản này cũng giảm nhiều so với bản Ankoku Ryū vốn khét tiếng là rất khó, nhưng ngược lại mọi yếu tố đều có sự cân bằng rất tốt. Monshō no Nazo còn được xem là một tác phẩm tiêu biểu trong series Fire Emblem. Phiên bản này đã đem lại cho FE một lượng fan hâm mộ đáng kể, khiến nó trở thành một trong những game được yêu thích nhất mọi thời đại. Monshō no Nazo được yêu thích đến độ chiếm vị trí số 1 của tạp chí Famitsū trong một năm liền và năm 2006, nó là phiên bản Fire Emblem duy nhất lọt vào top 100 game do độc giả tạp chí này bình chọn. Về đồ họa, ban đầu nó được dự định phát triển theo phong cách kịch họa, nhưng cuối cùng lại được phát triển theo phong cách Anime và từ đó định hình luôn phong cách đồ họa cho cả series.


Ở phiên bản này, các Unit cưỡi ngựa, phi long buộc phải xuống ngựa khi chiến đấu trong thành, lâu đài. Vì thế phát sinh thêm 2 command xuống và lên ngựa. Monshō no Nazo còn khác Ankoku Ryū ở chỗ người chơi có thể đầu hàng nếu thấy sắp thua trong đấu trường. Monshō no Nazo còn có một cải tiến nữa là người chơi có thể chọn lựa xem cảnh Anime chiến đấu hoặc không xem, từ đó hình thành nên khái niệm chiến đấu ngoài map mà các phiên bản sau đều có.

Đây cũng là lần đầu tiên Class con hát xuất hiện. Class này có khả năng hồi phục lượt đi cho các Unit đã hành động. Từ đó về sau, binh chủng này luôn đóng vai trò quan trọng trong chiến thuật ở các bản sau.

Trưởng thiết kế: Kaga Shōzō, cha đẻ của Fire Emblem. Đạo diễn: Terasaki Keisukei, một trong những người khai phá Nintendō. Trưởng lập trình: Narita Tsū, thành viên IS (Intelligent Systems). Đồ họa: Koya Katsuyoshi. Âm nhạc: Yokotsuji Yuka (IS). Sản xuất: Yokoi Gumpei (Nintendō)

Nội dung

Bộ 1: Chiến tranh hắc ám

Bộ 1 của Monshō no Nazo chính là bản remake của Ankoku Ryū to Hikari no tsurugi, nhưng bản remake này khác với phiên bản Shin Ankoku Ryū to Hikari no ken. Các chương số 4, 9, 13, 18, 21 và các nhân vật shooter, Rifu phe đồng minh trong Ankoku Ryū to Hikari no tsurugi đã bị xóa đi trong bộ 1 của Monshō no Nazo. Vì thế, nội dung của chương 25 trong phiên bản Ankoku Ryū đã được chuyển thành chương 20, chương cuối cùng của bộ 1. Ngoài ra, bối cảnh đại lục Akania, Fire Emblem và long tộc Mamkut đều có ít nhiều thay đổi. Hệ thống nhân vật cũng có ít nhiều biến đổi, thêm mới so với trước. Tỷ suất gia tăng các chỉ số sức mạnh của nhân vật khi level up cũng gia tăng so với trước. Mặt khác, các chỉ số sức mạnh của phe địch được giảm xuống, người chơi có thể đầu hàng nếu thấy sắp thua trong đấu trường nên nhìn chung, Monshō no Nazo được đánh giá là dễ hơn so với Ankoku Ryū. Ở bộ 1, nếu người chơi có đầy đủ các nhân vật trong đội hình và không để chết bất cứ thành viên nào thì sau khi kết thúc chương 20 sẽ tự động chuyển sang bộ 2. Tuy nhiên, các chỉ số nhân vật đã xuất hiện ở bộ 1 không được giữ nguyên khi chuyển sang bộ 2 mà tất cả đều được reset lại theo mặc định của bộ 2. Nội dung của bộ 1 không khác gì so với nội dung của Ankoku Ryū ngoại trừ một số thay đổi trong cách gọi tên quốc gia và có giải thích thêm nguồn gốc, truyền thuyết của các nước ở bộ 2, thêm tên tuổi một số nhân vật không tên trong Ankoku Ryū. Chẳng hạn, vương quốc Akania được gọi là “thánh vương quốc Akania”, đất nước được thần linh bảo hộ trong Monshō no Nazo; quốc vương đảo Taris giờ đã có tên là Mostin, quốc vương Akania đời thứ nhất là Adra;…

Bộ 2: Chiến tranh anh hùng

Một phần lớn nhân vật từng xuất hiện ở bộ 1 cũng xuất hiện ở bộ 2. Tuy nhiên, mức độ khó của bộ 2 cao hơn so với bộ 1 và ở bộ này, quân đồng minh không có nhân vật nào sử dụng búa rìu như bộ 1, đây cũng là lần đầu tiên binh chủng con hát xuất hiện. Số lượng Item, vũ khí có thể lấy được ở bộ này cũng nhiều hơn, những món Item đặc thù như ngọc sinh mạng, ngọc hắc ám cũng lần lượt được giải thích và xuất hiện ở bộ 2. Giống như bộ 1, bộ 2 cũng bao gồm 20 chương nhưng nếu thỏa mãn được điều kiện nhất định (có ngọc ánh sáng và ngọc tinh tú) thì sẽ xuất hiện thêm 2 chương mới. Do đó kết thúc cũng khác nhau tùy thuộc vào việc có thỏa mãn điều kiện nên trên hay không. Nếu người chơi hoàn thành bộ 1 với đầy đủ quân số sẽ được chuyển tiếp sang bộ 2, sau khi hoàn thành bộ 2 sẽ xuất hiện niên biểu của đại lục Akania.

Nội dung bộ 2 xoay quanh việc các nữ tu mang dòng máu cao quý của các vương gia mất tích. Mở đầu bằng việc Hoàng đế Hardin sau khi lên ngôi đã lệnh cho Aritia xuất binh chinh phạt Grunia, bộ 2 dần dần tiết lộ nhiều bí mật khủng khiếp liên quan đến Hardin và ngọc bóng tối, tư tế Garnef. Nếu thỏa mãn điều kiện người chơi có được ngọc ánh sáng và ngọc bóng tối, sau khi đánh bại Hardin ở chương 20 thì 2 chương cuối cùng sẽ xuất hiện. Hoàn thành 2 chương này mới được xem là kết thúc thực của game.

Game Play

So với Ankoku Ryū, Monshō no Nazo có nhiều điểm dị biệt. Đầu tiên, nhiều loại binh chủng đã trở thành Class chuyên dụng của địch và tên gọi cũng được thay đổi. Monshō no Nazo còn có thêm một số Class mới so với phiên bản trước. Thay đổi lớn nhất ở mặt binh chủng chính là việc kỵ binh không thể cưỡi ngựa chiến đấu trong thành như trước nữa. Thay vào đó, hệ kỵ sĩ sẽ có thêm command xuống và lên ngựa. Khi cưỡi ngựa, các binh chủng này sử dụng giáo, khi bỏ ngựa chỉ dùng được kiếm như bị binh. Hệ giáp trụ hạ cấp (Armour Knight) không thể dùng kiếm như trước mà chỉ trang bị được giáo, thay vào đó là khả năng Class change sang hệ giáp trụ thượng cấp (General). Hệ tăng lữ bị bãi bỏ, thay vào đó là hệ nữ tu (Sister) có cùng chức năng nhưng giờ có thể nhận được điểm exp khi dùng gậy phép hỗ trợ. Long thạch của Mamkut cũng xuất hiện giới hạn số lần sử dụng, không còn vô hạn như trước.

Thuật ngữ

Falcion (ファルシオン)
Thần kiếm chỉ mình vương tử Marusu sử dụng được. Narga, vị vua của thần long tộc vì muốn bảo vệ loài người khỏi sự đe dọa của các chủng tộc rồng khác nên đã nhổ chiếc răng của mình làm thành vũ khí. Falcion là món vũ khí duy nhất gây thương tích lớn đối với Hắc ám long. Tên gọi này bắt nguồn từ Falchion, một loại kiếm to bản của người Normal sử dụng từ thế kỷ 11~16.
Mamkut (マムクート)
Long tộc, từng là thành phần ưu tú nhất, xây dựng nền văn minh rực rỡ nhất đại lục. Sau long tộc bắt đầu suy thoái, để đối phó với tình trạng này, một phần đã chọn cách phong ấn sức mạnh hóa rồng của mình vào những viên long thạch. Nhưng số khác lại phản đối cách này và cuối cùng đã hoàn toàn mất hết lý tính, biến thành dã long hung bạo. Long tộc gồm có các bộ tộc: hỏa long, băng long, phi long, ma long, địa long và thần long.
Fire Emblem
Chiếc khiên chạm trỗ hoa văn lửa, vật gia bảo của vương gia Akania. Fire Emblem vốn là chiếc khiên phong ấn được cất giữ ở thần điện Rhaman, sau bị đạo tặc Adra lấy trộm rồi thay đổi hình dạng.

Thư tịch, thương phẩm liên quan

  • ALL OF EIRE EMBLEM ファイアーエムブレム~紋章の謎~のすべて (Monshō no Nazo~no subete): tập fanbook bao gồm hướng dẫn trò chơi, chân dung nhân vật, lời thoại trong game…
  • Fire Emblem The Complete (ファイアーエムブレム・ザ・コンプリート): tập fanbook về FE Ankoku Ryū, FE Gaiden và Monshō no Nazo.
  • Anime: Fire Emblem Monshō no Nazo (OVA)
  • Manga
Fire Emblem Monshō no Nazo của tác giả Yamaguchi Seira, 1 quyển, Kōdansha xuất bản ngày 1 tháng 12 năm 1994. ISBN 4-06-319464-7
Fire Emblem Monshō no Nazo của tác giả Nanatsuki Kyōichi, Katsu Aki vẽ tranh, đăng liên tục trên tạp chí Shūkan Shōnen Sunday từ số tháng 1~ tháng 2 năm 1994.
  • Tiểu thuyết, game book
Fire Emblem Monshō no Nazo của tác giả Takayashiki Hideo, 4 vol, Shōgakukan xuất bản từ năm 1994~1996.
Fire Emblem Monshō no Nazo của tác giả Shinosaki Sami, 2 quyển, Enter Brain, Famitsū bunko xuất bản năm 2000, 2001.
Game book: Fire Emblem Monshō no Nazo do Enix bunko xuất bản ngày 10-10-1995.
  • Sound Track:
Fire Emblem Monshō no Nazo Sound Memorium (Pony Canyon), phát hành 28-2-1994. Soạn nhạc: Tsujiyoko Yuka, biên tập: Itō Yoshiyuki, Tsujiyoko Yuka.
FIRE EMBLEM THE BEST 2 (Polystar, phát hành 25-4-1997.
  • Nhạc phổ
Fire Emblem Monshō no Nazo tanoshii Baieru heiyō, phát hành tháng 11-1994.
Fire Emblem TCG (Trading Card Game) do NTT Shuppan phát hành.
  • Thực phẩm
Kẹo dẻo Fire Emblem Monshō no Nazo của hãng Nagasakiya.
  • Tượng Capsule Figure Fire Emblem Monshō no Nazo của hãng đồ chơi Yūjin.

Fire Emblem Monshō no Nazo the bugs part 3

Lại viết tiếp về bug của FE3.

Gậy phép Herman

Nếu dùng gậy phép Herman để sửa chữa những món đồ mà nhân vật đối tượng không trang bị được thì màn hình anime sẽ "loạn". Chẳng hạn, class cung binh không dùng được kiếm. Nếu cho nhân vật class này trang bị kiếm, dùng gậy Herman chữa kiếm này thì cảnh anime sẽ xuất hiện nhân vật Marusu mà đáng lẽ phải là nhân vật cung binh. Đây chỉ là lỗi hiển thị, không ảnh hưởng xấu gì cả. Món đồ cần được sửa sẽ được hồi phục đúng giá trị sử dụng của nó.

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=UCg74plcRDA


Gậy phép Herman sửa hơi thở rồng


Các nhân vật class Mamkut phe ta sau khi chuyển thân thành rồng sẽ không xuất hiện các loại hơi thở ở mục vũ khí như bên địch. Nếu nhân vật đó đang ở dạng rồng, mang một loại vũ khí bất kỳ thì khi dùng gậy phép Herman lên Mamkut đó, hơi thở rồng sẽ xuất hiện trong danh mục vũ khí. Nếu mang từ hai món đồ trở lên thì hàng thứ hai trong mục vũ khí sẽ là ô trống. Đây chỉ là lỗi hiển thị, không ảnh hưởng xấu gì cả. Món đồ cần được sửa sẽ được hồi phục đúng giá trị sử dụng của nó.

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=UxL1--QhDwQ

Class Commando

Cheiny là nhân vật duy nhất trong game ở class Commando, có năng lực biến thân thành nhân vật khác và copy toàn bộ chỉ số sức mạnh của đối tượng, trừ HP. Thông thường, khi đã biến thân thành nhân vật khác thì Cheiny không nhận được EXP khi chiến đấu. Nhưng nếu vào đấu trường thì Cheiny vẫn nhận được EXP và level up. Khi hết thời gian biến thân, toàn chỉ số của Cheiny trở về như cũ, trừ HP.

Lỗi âm thanh

Ở chương 20, bộ 2, sau khi hạ Hardin lấy ngọc bóng tối, nếu có đủ 4 viên ngọc khác từ trước thì sẽ xuất hiện cảnh cả 5 viên bị hút vào chiếc khiên phong ấn. Nếu chọn tắt nhạc trong phần menu thì cảnh này sẽ bị đứng.

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=Hj263mwZcug



Đạo tặc điên

Chương 20, bộ 2, có tên đạo tặc luôn nhằm hướng các rương báu mà tiến. Nhưng sau khi hắn mở cánh cửa kho báu, ta save giữa màn, tiếp tục chơi thì hành động của đạo tặc trở nên khó hiểu. Hắn không nhằm vào rương báu nữa mà chạy lung tung. Đây là lỗi loạn số của FE3.

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=6iXXfStswy4


Lỗi này thuộc về ngài Gato

Chương 14, bộ 2, sau khi Marusu nói chuyện với Gato và nhận được ngọc, cứ cho Marusu đứng tại chỗ trong lượt tiếp thì sẽ xuất hiện một nhân vật có class tư tế, tên Lena, mặt Gato ngay tại rương báu. Lỗi này làm tính toán số nhân vật còn sống trong quân sau khi hạ Medius ở chương cuối bị sai lệch, do đó ảnh hưởng tới dữ liệu save, nhiều khả năng sẽ không xem được Perfect Ending.

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=TMZpE84lavQ


Dopping Item

Ngoài cách dopping Item bằng cách nhấn B liên tục khi nhặt được nó như đã đề cập ở phần trước thì vẫn còn một cách gian lận, tăng số Item lên bằng cách lợi dụng lỗi Gato bên trên.
Sau khi xuất hiện tư tế Lena mặt Gato (Lena giả) ở chương 14 bộ 2 như đã liệt kê bên trên thì chỉ cần đưa món đồ muốn nhân đôi cho Lena giả, save giữa chừng, chơi tiếp (lúc này Lena giả sẽ có mặt của Cheiny thay vì Gato như lúc đầu) và hoàn thành màn đó. Sau khi qua màn, cả Lena giả và Cheiny đều mang cùng món đồ đó. Như vậy là copy Item thành công. Trong màn, nếu Cheiny biến thân thành nhân vật bất kỳ thì cả Cheiny và Lena giả đều có mặt của nhân vật đó. Mánh này có thể áp dụng từ khi Lena giả xuất hiện cho đến chương cuối, bất kỳ lúc nào cũng thực hiện được.

Nếu trong chương 14, không cho Cheiny thật biến thân lần này thì sang chương sau, Lena giả sẽ có mặt Marusu. Nếu tắt điện máy Snes, reset thì nhân vật này sẽ biến mất. Nhân vật Lena giả có khuôn mặt Marusu này có mọi khả năng của Marusu thật như vào làng, chiếm thành, mang kho vũ khí, tức là một bản sao của Marusu thật. Vì vậy số nhân vật tr0ng quân sẽ bị xáo trộn, đến lúc cuối sẽ không xem được Perfect Ending (nhiều khả năng).

Xem video

http://www.youtube.com/watch?v=hxZV6MLjpJI



Tăng HP cho Cheiny nhờ Lena giả

Sau khi xuất hiện Lena giả ở chương 14, bộ 2, cho Lena giả sử dụng bug gậy Herman để kiếm điểm EXP miễn phí như đã đề cập trước đây. Lena giả level up, save giữa màn, chơi tiếp thì Cheiny thật sẽ có số HP bằng với HP của Lena giả.


Đổi màu

Tại màn hình lựa chọn quân ở đầu mỗi chương, chọn mục xem map, nhấn đồng thời L, R, lên (hoặc xuống) và một trong các nút sau: A, Y, X thì màn hình sẽ đổi màu. Nhấn lên là tăng màu, nhấn xuống là giảm. Nút A là màu đỏ, nút X là lam, Y là lục. Đây là 3 màu cơ bản, từ đó có thể phối hợp trộn với nhau cho ra nhiều màu khác. Nếu nhấn B thì màu sắc sẽ trở về giá trị mặc định.
Đây không phải là bug mà chỉ là một kiểu debug màu sắc của game và không ảnh hưởng gì tới quá trình chơi hết.

Xem video
http://www.youtube.com/watch?v=SM-AMzQ4wUs

Saturday 23 January 2010

Fire Emblem Monshō no Nazo the bugs part 2

Hôm nay tiếp tục liệt kê một số bug của FE 3

Item vô hạn

FE3 có hệ thống Item ẩn dưới lòng đất ở một số màn. Khi nhân vật có chỉ số Luck cao hoặc class đạo tặc đứng vào vị trí có Item ẩn thì sẽ nhặt được món đồ đó. Thông thường, khi nhặt được đồ ẩn thì sẽ có message thông báo, nếu nhấn B (nút cancel) liên tục thì món đồ sẽ có số lần sử dụng vô hạn (- -). Nếu đem đồ này bán lại cho các hiệu vũ khí thì sẽ được giá rất cao. Lợi dụng bug này, người chơi thường có đội hình rất mạnh ở bộ 2 vì màn sa mạc của bộ này có hầu hết các Item tăng chỉ số ẩn dưới đất.
Tương tự, thay vì nhấn B liên tục thì nhấn nút mũi tên phải (-->), Start, Select, Y, A thì số lần sử dụng của món đồ sẽ tăng lên nhưng không phải là vô hạn.
Nếu lợi dụng bug này thì có khả năng save bị hỏng, ảnh hưởng tới kết quả chơi và do vậy không xem được perfect ending.

Xem video:

http://www.youtube.com/watch?v=xmh8E3ryS-s

Sima xem múa

Sima là nhân vật class giáp trụ duy nhất trong cả 2 bộ có pallet màu khác với các nhân vật giáp trụ khác. Khi dùng con hát Fina múa hồi phục lượt đi cho Sima, nếu xem ở chế độ Anime on thì khung thoại bên dưới sẽ có hiện tượng vỡ chữ.

Xem video
http://www.youtube.com/watch?v=JDVQ7ijIaAU


Gậy phép Thief

Gậy phép Thief dùng để mở rương, hòm từ xa, không cần chìa khóa và chỉ duy nhất một nhân vật (Mari Sheea) dùng được. Nếu nhân vật đứng ngay tại vị trí của hòm cần mở, tắt anime thì có vẻ như CPU không xử lý được vấn đề...

Xem video
http://www.youtube.com/watch?v=SVcDx6FusxM

Sunday 17 January 2010

Fire Emblem Monshō no Nazo the bugs part 1

Loạt bài này sẽ giới thiệu một số bug tồn tại trong Rom Fire Emblem Monshō no Nazo phiên bản 1.0.

Cũng đã gần hai thập kỷ trôi qua từ khi ra đời trên hệ máy Snes, nhưng Fire Emblem Monshō no Nazo vẫn còn được nhiều người chơi ưa chuộng cho đến ngày nay. Chỉ một câu ngắn gọn để mô tả về Monshō no Nazo: đơn giản mà hay!

Tuy nhiên nó cũng có lắm lỗi về mặt lập trình. Dưới đây là những lỗi mà người viết tự dò được, thu thập được trong suốt gần hai chục năm qua. Bên cạnh đó cũng liệt kê luôn một số mẹo vặt lợi dụng những lỗi này để giúp người chơi có lợi.


Rom đối tượng


Mọi bug liệt kê trong loạt bài này chỉ áp dụng cho Rom 1.0 được dump từ Cartridge ra. Ở bản NP (1.1) người viết nhận được thông tin rằng bug đã được fix, nhưng bản thân chưa có điều kiện kiểm chứng. Nếu có quý vị nào sở hữu bản Rom 1.1 xin vui lòng cho biết kết quả sau khi làm theo những mục dưới đây.



Điểm Exp miễn phí với gậy Herman


Gậy phép Herman dùng để sửa chữa vũ khí hỏng. Chỉ có hai nhân vật dùng được là Lena (bộ 1,2) và Mari Shia (bộ 2). Chọn Herman, khi tới menu chọn vũ khí để sửa thì nhấn B (nút Cancel) để hủy bỏ quá trình sửa. Tuy vũ khí không được sửa, gậy Herman cũng không bị tốn đi số lần sử dụng nhưng nhân vật dùng nó nhận được một lượng exp đáng kể bằng với khi dùng thật. Với cách này ta có thể “luyện” cho hai nhân vật kể trên dễ dàng với gậy Herman.


Xem đoạn video dưới đây

http://www.youtube.com/watch?v=bh82kx_tY2Q



Phe ta nói chuyện với nhau


Trong bản Fire Emblem Seisen no Keifu thì các nhân vật cùng phe có thể nói chuyện với nhau khi hội đủ điều kiện của event, nhưng trong Monshō no Nazo thì nhà sản xuất chưa cho phép chức năng này. Nhưng ở bộ 2, chương 5, dùng Julian « thu phục » Ricardo. Sang chương 6, cho cả hai cùng xuất trận và đứng cạnh nhau thì trong menu của Julian sẽ xuất hiện thêm mục nói chuyện. Nếu thực hiện command này thì sau đoạn hội thoại, Marusu sẽ biến mất và người chơi sẽ bị xử thua. Đây là một lỗi lập trình liên quan tới việc quy định nhân vật nào nói chuyện với nhân vật nào. Người viết đã biết cách fix lỗi này.


Xem đoạn video dưới đây


http://www.youtube.com/watch?v=5atD6hWXxX0



Mắc kẹt

Ở bộ 2 chương 5, sau khi cho Marusu vào ngôi làng phía Tây Bắc lấy gậy phép Herman, nếu đi xuống phía Nam thì không sao. Nhưng chỉ cần dịch sang phía Tây là từ lượt sau Marusu sẽ kẹt cứng trong xó… Chỉ còn cách dùng gậy Rescue để kéo về. Nếu ai không còn gậy hoặc để chết Yumina thì đành chơi lại từ đầu.


Xem video


http://www.youtube.com/watch?v=LQ_-sCsBIZY

Friday 8 January 2010

BS Fire Emblem Akaneia Senki-Wikipedia

Bài này còn được đăng tại

http://vi.wikipedia.org/wiki/Fire_Emblem_Akania_Senki

Người viết: Asm65816

BS Fire Emblem Akania Senki (BSファイアーエムブレム アカネイア戦記), BS Fire Emblem, chiến ký Akania là một game RPG Simulation được phát sóng qua vệ tinh cho hệ thiết bị ngoại vi nhận tín hiệu của hệ máy Super Famicom là Satellaview. Game được phát sóng từ ngày 29 tháng 9 năm 1997 cho đến ngày 25 tháng 10 năm cùng năm. Game còn được tái phát sóng vào tháng 11 năm 1997 và tháng 4 năm 1999.

Cho đến thời điểm hiện tại, người chơi không thể chơi được game này bằng cách bình thường nên nó không được giới thiệu trên trang tổng hợp Fire Emblem World của Nintendō. Vì vậy nhiều khi nó không được xem là một thành viên chính thức trong series Fire Emblem.

Khái yếu

Akania Senki bao gồm 4 chương được phát sóng qua vệ tinh với bối cảnh là đại lục Akania trước thời điểm câu chuyện trong Ankoku Ryū (bộ 1 của Monshō no Nazo) bắt đầu không bao lâu. Chương 1 và chương 4 liên tục với nhau nhưng chương 2, 3 lại có nội dung độc lập. Giống như hầu hết các game Satellaview đương thời, Akania Senki được lồng tiếng nhân vật và nhạc nền được truyền qua vệ tinh, mang lại cho người chơi cảm giác xác thực như đang có mặt tại hiện trường. Trong vòng 1 giờ chơi, nếu người chơi hạ được địch, lấy được Item trong làng hay trong các hòm châu báu thì sẽ nhận được điểm. Mục đích của người chơi ở đây là tranh điểm cao thấp, đây là yếu tố khác biệt nhất so với các phiên bản còn lại trong series. Akania Senki còn một khác biệt nữa là các trận đánh đều không có cảnh anime chiến đấu mà chỉ là những cảnh ngoài map. Akania Senki được đánh dấu là rẩt khó vì người chơi chỉ có một đội hình nhỏ, phải đối mặt với một lực lượng đối thủ đông đảo và hùng mạnh. Mỗi chương chỉ giới hạn trong vòng 3 giờ đồng hồ. Nếu nhân vật chính chết, người chơi phải bắt đầu lại từ đầu với số thời gian còn lại. Và giống như game online ngày nay, Akania Senki không có kết thúc.

Nội dung các chương

Chương 1
Pales thất thủ (パレス陥落)
Thủ đô Pales phồn vinh của vương quốc Akania đang bị binh đoàn Đế quốc Dorua tấn công và sắp thất thủ. Vương nữ Nina và tư tế Boa được lệnh trốn khỏi Pales nhưng Nina lại bị quân Dorua bao vây…
Các nhân vật trong chương này (trong ngoặc là binh chủng)
Nina (tư tế)
Boa (tư tế)
Midia (Paladin)
Michelan (Armour Knight)
Tomus (Armour Knight)
Thomas (Archer)
Chương 2
Kỵ sĩ rồng đỏ (赤い竜騎士)
Vương nữ Minerva, thủ lãnh của đội bạch kỵ sĩ vương quốc Akania trên đường đến Orlean bỗng phát hiện một nhóm binh sĩ đào ngũ đang cướp bóc một ngôi làng bách tính. Quanh làng có cứ điểm của một long kỵ sĩ Makedonia đồi bại đang bắt giữ gia đình tư tế Frost làm con tin…
Các nhân vật trong chương này
Minerva (Dragon Knight)
Katua (Pegasus Knight)
Est (Pegasus Knight)
Hardin (Social Knight)
Roshe (Social Knight)
Wolf (Horse man)
Frost (tư tế)
Chương 3
Đội đạo tặc chính nghĩa (正義の盗賊団)
Vài ngày sau khi vương đô Pales thất thủ trước Dorua, đạo tặc Ricard quyết định đột nhập vào thành Akania để trộm châu báu bất chấp lời khuyên can của nữ tu Lena, người mới quen trên đường đi. Trước lời cầu khẩn thống thiết của Lena, kiếm sĩ Navare chấp nhận làm vệ sĩ cho Lena. Trên đường đi, Ricard gặp thợ săn đảo Taris là Kasim ngất dọc đường. Cứu sống Kasim, cả 4 người cùng quyết định đột nhập Pales.
Các nhân vật xuất hiện trong chương này
Lena (nữ tu)
Ricardo (đạo tặc)
Navare (bị binh)
Kasim (Hunter)
Dice (chiến sĩ)
Maris (bị binh)
Chương 4
Lúc bắt đầu (始まりのとき)
Hai năm sau kể từ khi Pales thất thủ, vương nữ Nina được hắc kỵ sĩ xứ Grunia là Camyu bảo vệ. Biết chuyện, địa long vương Medius đùng đùng nổi giận, phái thuộc hạ đến bắt Nina. Camyu hay tin đã gửi Nina đến vương quốc Orlean nhờ Hardin bảo hộ.
Các nhân vật xuất hiện trong chương này
Camyu (Paladin)
Nina (tư tế)
Lobelt (Horseman)
Belf (Social Knight)
Raiden (Social Knight)

Marusu chỉ được nhắc đến qua đoạn hội thoại giữa các nhân vật nhưng không xuất hiện trong game.

Thursday 7 January 2010

FE3 the short novel

Bi kịch sinh ra từ một lời nói đùa

Tác giả:

http://fetorakia.hp.infoseek.co.jp/novel/higeki.htm

Dịch: Asm65816


---------------------------------------------------------------



- Đêm yên tĩnh thật...

Đã thành thói quen, khi màn đêm buông xuống là Paola lại đi tuần quanh thành. Vừa đi vừa lẩm bẩm. Bao nhiêu cái ồn ào náo nhiệt của ban ngày đã rút lui hết, trả lại cho không khí trong thành một yên lặng lạ thường.
Paola nhíu mắt nhìn lên vầng trăng đang soi sáng trong thành.

Bỗng hay giữa lúc đó, có tiếng ngựa hý vang từ phía chuồng ngựa như xé toạt cả bầu trời.

- Địch tập kích!?

Paola hoảng hốt chạy ra phía chuồng ngựa. Vừa chạy, cô vừa suy nghĩ những khả năng có thể xảy ra ở hiện trường.

(...Không hẳn, cũng có thể chỉ là bọn đạo chích thôi)

Ngoài chiến mã, có cả thiên mã và phi long được nhốt trong chuồng. Chúng là những loại sinh vật cực hiếm và chỉ sinh sống tại vương quốc Makedonia mà thôi. Tìm khắp đại lục Akania này cũng chẳng thấy nơi thứ hai như vậy. Nếu đem bán thì sẽ được giá gấp mấy lần so với ngựa thông thường. Nhất là lũ thiên mã với hình dong huyễn ảo yêu kiều khiến cho giới vương công quý tộc nước khác đến tận Makedonia để mua về như một món đồ chơi trong nhà. Lệ này có trước khi cuộc chiến Hắc ám bắt đầu.

(Nếu là thời chiến thì còn được, đang thời bình thế này mà để đạo chích đột nhập vào thành thì thiên hạ sẽ cười cho thối mũi...)

Nghĩ vậy, Paola vội vã chạy về phía chuồng ngựa. Lúc này tiếng ngựa hãy còn hý vang trời.

Đến chuồng ngựa, Paola nấp vào góc tối quan sát tình hình bên trong. Cô không còn tin vào mắt mình nữa khi thấy cảnh quang bên trong.

- Ta xin lỗi... Ta xin lỗi...

Cảnh tượng chiếu trong mắt Paola là hình ảnh cô em gái Katua của mình nước mắt đầm đìa đang nhổ từng thớ lông cánh của con ngựa trời yêu quý của mình.

- Katua!?

Không giấu nỗi sự ngạc nhiên, bất giác Paola thốt lên thành tiếng.
Katua quay ngoắt người lại như phản ứng với tiếng gọi.

- Ch, chị?

Hành vi của mình bị chị gái trong thấy, Katua trong lòng loạn choạng. Ánh mắt quan sát của Paola cũng không dễ gì bỏ qua mọi biến động trong lòng cô em của mình.
Lập tức Paola xông đến chỗ Katua, vắt cặp cánh thiên mã qua một bên, toan vận sức khóa tay ngăn cô em lại.

- Katua!! Em đang làm gì thế này?
- Chị, buông em ra!

Katua vùng vẫy toan thoát ra khỏi gọng kìm của Paola, đầu tóc rối bời.

- Em nghĩ gì thế hả? Đối với một thiên mã kỵ sĩ thì thiên mã là sinh vật quan trọng như mạng sống của mình vì nó hiểu được lòng mình. Há nào em lại không biết lẽ này?

Lời nói của Paola bất giác khiến sức lực trong người Katua như thác tuôn đi mất.

- Katua...?
- Em xin lỗi..... Buông em ra đi, em không làm thế nữa....
- Ờ, ờ....

Giọng Katua đã không còn chút sinh lực, Paola cũng buông gọng kìm.
Im lặng một lúc lâu, Katua cúi gầm mặt, buông từng tiếng một.

- Em nghe nói.... Nếu có đủ 1000 tấm lông cánh thiên mã thì sẽ chế được món thuốc mê quyến rũ người mình yêu...
Em định cho vương tử Marusu uống thử xem...

- Em nói gì vậy hả? Em định dùng cách đó để chi phối trái tim của vương tử, để mình thỏa mãn hả? Em lại nghĩ rằng như thế có thể khiến vương tử yêu em hả!?

- Em cũng biết mà... Nhưng...
- ... Chuyện tào lao.
- Dạ?...

Một khoảng trầm mặc kéo dài giữa hai người, mãi lúc sau, Paola thì thầm yếu ớt

- Nhưng mà... thuốc đó... chẳng có hiệu lực gì...
- Chị......

Ánh trăng vằng vặc chiếu xuyên qua khung cửa sổ. Con thiên mã của Katua đang nằm đau đớn, ánh mắt u buồn dõi theo hai chị em...





Hết

Tearing Saga Wikipedia

Bài viết này còn được đăng tại:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Tearing_Saga

Người viết: Asm65816

Tearing Saga Yuthna Anh hùng chiến ký (Tiaringu Saaga Yutona Euiyuu senki - ティアリングサーガ ユトナ英雄戦記) là game Simulation RPG do hãng EnterBrain phát hành trên hệ máy PlayStation vào ngày 24-05-2001. Game do Tirnanog Inc phát triển và do Hirota Mayumi thiết kế nhân vật. Đây cũng là người thiết kế nhân vật cho Fire Emblem Thrakia 776. Tirnanog là hãng được thành lập bởi Kaga Shouzou, cha đẻ của loạt game Fire Emblem.Tilnanog cũng là tên một lâu đài trong Fire Emblem Seisen no Keifu.


Mục lục


Khái yếu

Tearing Saga là game War Simulation RPG với các đơn vị chiến đấu trên map chia ô 2D cho đến khi đạt mục đích của map đó (đa phần là hạ được boss và chiếm thành). Sau khi clear map, người chơi có thể thấy được map toàn thể thể hiện thế giới của Tearing Saga. Tại map tổng thể, người chơi có thể biết được địa điểm của map hiện tại và địa điểm tiếp theo. Theo diễn tiến của nội dung mà số địa điểm có thể đến được ngày càng tăng thêm nhiều.

Nhân vật chính của game là công tử Runan của công quốc Lazeria vốn bị Đế quốc Zoa đuổi khỏi đất nước và Holmes, con trai của thái thú Granada và là đầu lãnh của nhóm hải tặc Sea Lion. Trong quá trình chơi, người chơi sẽ được điều khiển lần lượt hai đạo binh của cả Runan và Holmes khi hai nhân vật này chia nhau đi những map khác nhau, để rồi cùng hợp lưu với nhau trong trận đánh cuối cùng. Đạo quân chính của game là đạo quân do Runan lãnh đạo cùng đồng minh Yuthna đánh nhau với Đế quốc Zoa. Ở phần đi của Runan, các map đều nặng về tính chiến thuật và mặt nội dung nên người chơi không được mấy tự do hành động theo ý mình. Ở phần của Runan cũng có rất nhiều map có độ khó cao. Trong khi đó thì ở phần chơi của đội quân do Holmes dẫn đầu thì người chơi được tự do khám phá thế giới quan trong Tearing Saga và các trận đánh cơ bản cũng chỉ là những trận đụng độ ngẫu nhiên với quái vật hay hải tặc, có độ khó không cao. Chính vì vậy mà người chơi thường đầu tư "luyện" binh trong phần đi của Holmes nhiều hơn. Điều này là một đặc điểm của Tearing Saga, phần đi của hải tặc Holmes tự do đến mức người chơi có thể bỏ sót các map chưa hoàn thành hoặc quên "lấy" những món Item trong game.

Về cơ bản thì hai đạo quân Holmes và Runan sẽ đi theo những hướng khác nhau nhưng trong quá trình chơi, họ sẽ hợp lưu một cách cưỡng chế với nhau vài lần để tạo cơ hội cho người chơi trao đổi Item, binh lực giữa hai đạo quân này. Người chơi thường lợi dụng điểm này để đưa những nhân vật đã "luyện" mạnh trong quân Holmes về đội của Runan. Chính đạo quân của Holmes là nơi hậu thuẫn cho đạo quân chính của Runan.

Một đặc điểm nữa của game là nội dung của câu chuyện được thể hiện từ góc nhìn của hai nhân vật Runan và Holmes do họ đi theo hai con đường khác nhau, gặp những tình huống khác nhau. Ngoài những nhân vật thuộc vương quốc Rive mà Holmes và Runan chiến đấu bảo vệ, người chơi còn bắt gặp nhiều nhân vật khác đầy mị lực xuất hiện trong game, nhất là vương tử Seneto của vương quốc Erial, vương nữ Tia của Leda,... Họ đều là những nhân vật quan trọng xoay quanh câu chuyện và tự nỗ lực hành động, chiếm được cảm tình của người chơi không thua gì hai nhân vật chính. Điều này khiến nhiều người chơi luyến tiếc với ý nghĩ có thể điều khiển được những binh đoàn này. Chính vì vậy mà ngay khi phát hành, nhiều người đã kêu gọi nên đưa những nhân vật vào hàng ngũ những nhân vật chính thay vì chỉ được điều khiển trong trận đánh cuối cùng.


Emblem Saga (エムブレムサーガ Ý tưởng ban đầu)

Sau khi nghĩ việc ở Intelligent Systems (インテリジェントシステムズ), ông Kaga Shouzou bắt đầu thiết kế game và tên gọi ban đầu của nó là Emblem Saga (エムブレムサーガ) và có rất nhiều điểm tương đồng với series game Fire Emblem do ông khai phá. Trong lần phỏng vấn trên tạp chí, Kaga cho biết thế giới quan của Emblem Saga tương đồng với thế giới quan trong series Fire Emblem và lợi dụng điều đó để phô trương, quảng cáo cho game của mình. Chính điều này đã khiến Intelligent Systems và Nintendou, nhà phát hành series Fire Emblem đệ đơn kiện. Hai bên tranh chấp đến cả tòa án tối cao và kết quả là tòa đã ra lệnh Kaga bồi thường 7600 vạn En Nhật theo yêu cầu của phía Nintendou, dựa trên luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh. (chấm dứt vào tháng 4 năm 2005). Chi tiết xin xem thêm mục Những vấn đền liên quan tới Tearing Saga)

Một điều nữa là gameplay và layout màn hình của Emblem Saga năm 2000, lúc mới chế tác cũng rất khác xa so với Tearing Saga sau này. Chi tiết xin xem thêm bài Emblem Saga.

Nội dung

Bối cảnh của câu chuyện là lục địa đảo Riveria (リーベリア). Lục địa Riveria do bốn vương quốc Saria, Leda, Kanan và Rive thống trị trong thời gian dài bỗng nhiên bị Đế quốc Zoa với tôn chỉ sùng bái tà thần tiêu diệt, cả đại lục chìm vào bóng đêm vô tận. Runan là công tử công quốc Lazeria, một trong bốn công quốc kết thành vương quốc Rive đã bỏ đất nước khi Đế quốc Zoa tấn công, trốn chạy đến thành phố cảng Granada do đô đốc Varus thống trị. Varus vốn là đồng minh của phụ thân Runan. Tại đây, Runan gặp lại người bạn thân của mình là Holmes, đồng thời cũng là con trai của đô đốc và họ tiếp tục cuộc chiến chống lại Đế quốc và được gọi là "người hùng Granada". Nhưng một năm sau, quân Đế quốc đã đánh tan Granada khiến Holmes và Runan dẫn theo một ít tàn quân chạy nạn đến vương quốc Welto, một lãnh thổ mới phục hưng trên hòn đảo phía nam của đại lục. Nhờ vào sự viện trợ của vương quốc này, Runan và Holmes lại tiếp tục trường kỳ kháng chiến chống Đế quốc Zoa và câu chuyện phát triển sang một quy mô lớn hơn khi âm mưu hồi sinh tà thần từng hiện rõ từng chút một.

Gameplay

Tearing Saga có cách chơi gần giống với các phiên bản Fire Emblem nên tại Việt Nam, nhiều người gọi nó một cách nhầm lẫn là Mộc Đế (tên Việt của Fire Emblem) trên PlayStation. Phần lớn gameplay của Tearing Saga thừa hưởng từ Fire Emblem Monshou no Nazo, nhưng yếu tố phát sinh hội thoại giữa các nhân vật có quan hệ với nhau cùng hệ thống skill lại thừa hưởng từ Fire Emblem Seisen no Keifu. Điều này cũng không có gì lạ, bởi cha đẻ của Tearing Saga cũng chính là người khai sinh ra Fire Emblem.


Những vấn đề liên quan tới Tearing Saga

Mọi rắc rối bắt đầu từ khi Kaga Shouzou, một trong những người có công khai phá series game Fire Emblem (do hãng Intelligent Systems (IS) phát triển) nghĩ việc để lập nên công ty mới là Tirnanog. Kaga Shouzou là người đại diện của Tirnanog và được mệnh danh là "cha đẻ của Fire Emblem". Khi Tirnanog, vốn là công ty tách ra từ ASCII (đọc là a-su-kii) bắt đầu phát triển Emblem Saga cho hệ máy PlayStation thì Nintendou đệ đơn kiện vì tội xâm phạm tác quyền khiến Tirnanog phải sửa lại những nội dung có vấn đề và đổi lại tên cho game thành Tearing Saga từ tháng 5-2001. Có vẻ như ban đầu Kaga muốn làm một phiên bản tiếp theo của series Fire Emblem và đã phát biểu trên tạp chí Famitsu rằng sẽ có nhân vật Cheny (チェイニー) trong Fire Emblem Ankoku Ryu to Hikari no ken xuất hiện, và ông cũng muốn cho những nhân vật khác xuất hiện nếu có thể. Về những điểm giống nhau giữa Tearing Saga và Fire Emblem thì có thể thấy trên bài ký sự của Famitsu, rằng thế giới quan của Tearing Saga có liên quan tới Fire Emblem. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng cùng một người sáng tạo ra thì hai dòng game này có những điểm giống nhau cũng là điều đương nhiên. Cũng cần nói thêm rằng những người tham gia trong Tearing Saga đã từng tham gia vào đội ngũ của Fire Emblem chỉ có Kaga Shouzou và Hirota Mayumi mà thôi. Mayumi là người thiết kế nhân vật cho Fire Emblem Thracia 776. Nintendou và IS đã đệ đơn kiện Tirnanog và Enterbrain là vi phạm tác quyền và vi phạm luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh, yêu cầu bòi thường và đòi ngừng bán sản phẩm. Nội dung kiện cáo như dưới đây.

  • Đợt thứ nhất (ngày 14-11-2002 tại tòa án địa phương Tokyo): bác bỏ hoàn toàn yêu cầu từ phía Nintendou.
  • Đợt thứ hai (ngày 24-11-2004 tại tòa án cao đẳng Tokyo): tòa không thừa nhận việc xâm hại tác quyền nhưng thừa nhận một phần nội dung vi phạm luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh từ phía Nintendou và bắt phía Enterbrain bồi thường khoảng 7600 vạn En Nhật.
  • Đợt thứ ba (ngày 12-04-2005 tại tòa án tối cao): bác bỏ khiếu nại của Nintendou, thi hành kết quả đợt phán quyết thứ hai.

Tòa án tối cao chỉ thừa nhận việc Nintendou bị tổn hại là do "phía Enterbrain quảng bá Tearing Saga là game có liên quan với Fire Emblem và đó là việc lợi dụng hình ảnh hương hiệu". Tòa không thừa nhận việc xâm hại tác quyền của Enterbrain nhưng cũng bác bỏ luôn chủ trương của Enterbrain cho rằng "IS không nắm tác quyền đối với Fire Emblem Thracia 776". (tham khảo bản tiếng Nhật văn thư lần phán quyết thứ hai: http://www.translan.com/jucc/precedent-2004-11-24b.html)

Từ sau sự kiện này, Nintendou đã thay đổi rõ rệt phương châm trong quảng cáo của mình và cũng không còn hăng hái xuất hiện đầu tiên trên Famitsu như trước nữa

Nhân vật

Phân nửa số nhân vật xuất hiện trong game đều có quan hệ họ hàng với nhau.

Những nhân vật điều khiển được

Tên Binh chủng Xuất thân Nơi gia nhập Tham khảo Điều kiện gia nhập

Runan (リュナン) Knight Lord Lazeria MAP1 Nhân vật chính, công tử Lazeria, thủ lãnh của nhóm khởi nghĩa chống Đế quốc.
Claiss (クライス) Rook Knight Lazeria MAP1 Kỵ sĩ Lazeria, lưu lạc cùng Runan. Tính cách trung thực.
Arkhis (アーキス) Rook Knight Lazeria MAP1 Kỵ sĩ Lazeria lưu lạc cùng Runan, tính cách hoạt bát, thích nghe nịnh.
Garo (ガロ) Hải tặc MAP1 Bảo vệ Runan theo mệnh lệnh của Holmes. Tính cách trầm mặc.
Sasha (サーシャ) Princess Welto MAP1 Vương nữ Welto, trốn khỏi vương cung đến cầu cứu Runan. Dùng Runan bắt chuyện
Kate (ケイト) Lady Knight Welto MAP1 Vệ sĩ của Sasha, cùng vương nữ trốn khỏi thủ đô. Sử cung và kiếm. Tự động gia nhập theo Sasha
Laphin (ラフィン) Commando Knight Barge MAP2 Ban đầu vốn là long kỵ sĩ, nhưng sau đến làm con nuôi nhà Verge ở Welto.
Estel (エステル) Rook Knight Welto MAP2 Con gái bá tước Verge, thầm yêu mến Laphin.
Lee (リー) Thần quan Welto MAP2 Thần quan phục vụ cho nhà Verge Chọn một trong số bốn người
Ezkiel (エゼキエル) Axe Knight Welto MAP2 Kỵ sĩ búa thờ họ Verge, có em gái là Letina. Chọn một trong số bốn người
Naron (ナロン) Rook Knight Welto MAP2 Kỵ sỹ phụng sự nhà Verge, có năng lực tiềm ẩn. Chọn một trong số bốn người
Luka (ルカ) Chiến sĩ cung Welto MAP2 Binh sĩ tình nguyện phục vụ họ Verge nhưng vốn là thợ săn ở rừng Glam. Chọn một trong số bốn người
Enthe (エンテ) Syster Rive MAP2 Vu nữ phụng sự trong đền thờ Marus thuộc lãnh địa Welto. Một trong những người nắm giữ chìa khóa của câu chuyện.
Batt (バーツ) Chiến sĩ búa Welto MAP2 Tay búa sống trong một ngôi làng thuộc lãnh địa Welto, em gái là Plume.
Julia (ジュリア) Kiếm sĩ Ilu MAP2 Nữ bị binh tóc đỏ, gặp Runan khi đơn thân xông pha vào sào huyệt sơn tặc Thrax.
Plume (プラム) Thần quan Welto MAP2 Thiếu nữ sống trong ngôi làng thuộc lãnh địa Welto. Dùng Enthe thăm nhà Plume
Mahtel (マーテル) Pegasus Knight サリア MAP4 Thiên mã kỵ sĩ được lệnh hộ vệ thần điện Marus.
Laquel (ラケル) Bow Master Welto MAP4 Được mệnh danh là nữ thần cung tên, đã thệ nguyện không giết người. Em trai là Luka. Dùng Sasha thăm nhà Laquel
Vega (ヴェガ) Kiếm sĩ Shram MAP4 Lang thang khắp nơi cùng ma kiếm Shram. Được thuê để ám sát Julia. Dùng Julia giao chiến
Jeek (ジーク) Dark Knight MAP5 Kỵ sĩ hắc ám tấn công thần điện Marus, sau lại phản đồng đội, gia nhập quân Runan nhưng... Dùng Runan bắt chuyện
Maruju (マルジュ) Ma đạo sĩ Welto MAP5 Cháu của đại thần quan Etienbach, là ma đạo sĩ sai khiến gió. Có chị là Mel. Dùng Enthe bắt chuyện
Mel (メル) Troubadour Welto MAP6 Nữ ma đạo sĩ tu tập tại thần điện Marus,sau lang bạt với người yêu là Roger Gia nhập khi hội đủ điều kiện ở Map3,4
Norton (ノートン) Armour Knight Welto MAP6 Kỵ sĩ của vương gia, nhận mệnh lệnh truy sát Sasha. Dùng Sash bắt chuyện
Tomus (トムス) Wood Shooter Welto MAP7 Thợ săn, nhưng bị thừa tướng bắt quân dịch. Dùng Batt bắt chuyện
Roger (ロジャー) Paladin Welto MAP7 Thánh kỵ sĩ phụng sự vương gia Welto. Giằng vặt giữa mệnh lệnh và người yêu Mel. Dùng Mel bắt chuyện
Catry (カトリ) Syster Saria MAP8 Thiếu nữ ngây thơ, là vương nữ trực hệ của vương gia Saria nhưng bản thân không biết điều này.
Xeno (ゼノ) Chiến sĩ MAP8 Kiếm sĩ thuộc đội hải tặc Sea Lion. Tính tìnhd bộc trực.
Yuni (ユニ) Đạo tặc MAP8 Thiếu nữ đạo tặc thuộc đội hải tặc Sea Lion. Ngoại hình giống nam tử.
Meriel (メリエル) Ma đạo sĩ Rive MAP9 Thiếu nữ tính hiếu thắng, đi tìm tung tích anh trai và nhà thờ của chị.
Narsus (ナルサス) Đạo tặc MAP9 Thuộc đội hải tặc Sea Lion, giỏi thuật cải trang. Dùng Runan bắt chuyện khi hội đủ điều kiện ở Map3
Sharon (シャロン) Lady Knight Verge MAP10 Kỵ sĩ công quốc Verge đã diệt vong, từng là người yêu của Laphin. Dùng Laphin bắt chuyện
Bilford (ビルフォード) Armour Knight バージェ MAP10 Kỵ sĩ dũng mãnh luôn bám theo Sharon, được mệnh danh là "bạo ngưu". Dùng Sharon bắt chuyện
Mintz (ミンツ) Black Knight カナン MAP10 Hắc kỵ sĩ binh đoàn Kanan, cứu Reny. Tham gia khi hội đủ điều kiện ở Map 10
Reny (レニー) Cung kỵ sĩ Selba MAP10/17 Kỵ sĩ phụng sự lãnh chúa Selba là Leohart. Clear Map 10 trong 10 turn, dùng Mintz thăm nhà Reny ở Map 17
Holmes (ホームズ) Bow Hero Granada MAP11 Nhân vật chính, đầu lãnh nhóm hải tặc Sea Lion.
Sigen (シゲン) Kiếm sĩ Zoa MAP11 Cánh tay đắc lực của Holmes. Sử ma kiếm Duerahan.
Elisha (エリシャ) Ma đạo sĩ Leda MAP11 Ma đạo sĩ sai khiến sấm chớp, thuộc thần điện bắc Trenthe.
Samson (サムソン) Chiến sĩ búa Erial MAP11 Được sơn tặc Yazam thuê nhưng chống lại mệnh lệnh, cứu Elisha.
Lionel (ライネル) Spear Knight Welto MAP11~ Kỵ sĩ sử thương phụng sự vương gia Welto. Gia nhập khi hội đủ điều kiện ở vương cung Welto
Atrom (アトロム) Chiến sĩ Blado MAP12 Thiếu niên trên đường tìm tung tích người chị Lene của mình.
Crishinu (クリシーヌ) Kiếm sĩ Istoria MAP13 Bị binh được hải tặc Melhen thuê. Có ý định ám sát Vega. Tham gia khi hội đủ điều kiện ở Map 13
Melhen (メルヘン) Đầu mục MAP14 Đầu mục của nhóm hải tặc tấn công Lene.
Fraw (フラウ) Pegasus Knight Saria MAP15 Thiên mã kỵ sĩ tập sự. Dùng Mahtel bắt chuyện
Sun (サン) Rook Knight Kanan MAP15 Kỵ sĩ tập sự xứ Kanan, được gửi tới Blado. Dùng Fraw bắt chuyện
Lilie (リーリエ) Thần quan ブラード MAP15~30 Nữ thần quan yêu thích ca hát. Dùng Amtro thăm nhà thờ ở Blado
Shirou (シロウ) Horse man Selba MAP17 Cánh tay đắc lực của Leonhart, tính cách trung thành.
Lophar (ロファール) King Knight Welto MAP19 Quốc vương Welto, mất tích trong chiến tranh, một trong các anh hùng của đại lục. Dùng Sasha hoặc Runan bắt chuyện
Leonhart (レオンハート) Mamrook Selba MAP22 Thái thú Selba, đô thị trên thảo nguyên. Lãnh đạo quân số ít ỏi chống lại Đế quốc.
Zacaria (ザカリア) General Saria MAP22 Tướng quân phục vụ cho Đế quốc sau khi Saria diệt vong, nhận ra Katry là vương nữ.
Bado (バド) Đạo tặc Saria? MAP23 Nữ đạo tặc cải tran nam giới. Gia nhập sau khi Narsus gia nhập
Lishuel (リシュエル) Ma đạo sĩ Saria MAP23 Thần quan sai khiến lửa phục vụ thần điện Saria. Dùng Bado bắt chuyện
Shera (シエラ) Ma nữ MAP24/31 Ma nữ phản bội Đế quốc, có quan hệ sâu xa với Sigen. Sigen chết trước Map 24/đến Map 31 thăm nhà ma nữ
Letina (レティーナ) Thần quan Welto MAP25 Thiếu nữ mù mắt, em gái Ezkiel. Kết đôi với Claiss sau một loạt sự kiện
Ribeca (リベカ) Thần quan Alkana? MAP25 Thiếu nữ xuất thân từ xứ Alkana trên sa mạc. Chỉ gia nhập khi Letina không gia nhập
Riina (リィナ) Rook Knight Lazeria MAP26 Em gái của Claiss, vị hôn thê của Arkhis. Dùng Claiss hoặc Arkhis thăm nhà
Lene (レネ) Thánh nữ Saria MAP29 Thánh nữ bị hải tặc bắt khi đi tìm Meriel Dùng Atrom bắt chuyện
Youda (ヨーダ) Sword Master イル MAP30 Kiếm sĩ lừng danh vì tài nghệ của mình, cha của Julia.
Hagal (ハガル) Wood Shooter Kanan MAP34 Em trai Mintz, quân nhân Kanan, Dùng Mintz bắt chuyện
Venu (ヴェーヌ) Pegasus Knight Saria MAP36 Thiên mã kỵ sĩ say mê vương tử Seneto, là em gái của Mahtel và Fraw.
Seneto (セネト) Prince Kanan MAP40 Thái tử Kanan, chủ trương đánh đổi Đế quốc, chấn hưng Kanan.
Tia (ティーエ) Leda Princess Leda? MAP40 Người còn sống sót duy nhất của vương gia Leda, được sự hậu thuẫn của vương tử Richard, quyết tâm đánh đuổi Đế quốc.
Afrid (アフリード) Hiền giả Leda? MAP40 Hiền giả Leda, em vợ là Elisha.

Thế giới quan

Câu chuyện của Tearing Saga xoay quanh cuộc chiến chống lại Đế quốc Zoa của các vương quốc chính sau.

Vương quốc Rive

Rive là một trong số bốn vương quốc được nữ thần Yuthna dựng nên trên đại lục Riveria. Rive chiếm phần lãnh thổ trung nguyên trù phú và do bốn công quốc Lazeria, Riveria, Nolzeria và Zemseria hợp thành. Đất nước này trải hơn 600 năm phồn thịnh thì bị Kanan, lúc này đã bắt tay với giáo quốc Garzel tấn công và phần lớn lãnh thổ bị chiếm lãnh. Tuy nhiên, vương thái tử Kanan là Ares lại không thích chiến tranh, và nhờ vào danh tướng Glamdo mà Rive đã mật ký đình chiến với Kanan tại Nolzeria. Nhưng đột nhiên thánh long Muse, thần hộ vệ của Rive bỗng nhiên xuất hiện, thiêu cháy cả Ares lẫn Glamdo (bi kịch Muse) nên xung đột giữa Rive và Kanan lên tới đỉnh điểm, hai bên phát động chiến tranh toàn diện. Lịch sự Rive đã khép lại với sự phản bội của các thành phần trong nước. Lúc bắt đầu game, Rive đang nằm dưới sự cai trị của giáo quốc Garzel.

Vương quốc Saria

Một trong bốn vương quốc trên đại lục Riveria, chiếm phần thảo nguyên nam bộ. Saria đã gây hấn với lân quốc Leda từ 200 năm trước và tiêu diệt Leda vào 50 năm trước. Tuy nhiên, cái giá phải trả quá đắt, đất nước mất đi nhiều chư hầu có thế lực, lâm vào cảnh kiệt quệ và phần lớn lãnh thổ bị dân thảo nguyên chiếm đóng. Bối cảnh Saria lúc bắt đầu câu chuyện là dân tộc thảo nguyên thay các chư hầu trong nước đứng lên chống lại Đế quốc.


Vương quốc Kanan

Một trong bốn vương quốc trên đại lục Riveria, chiếm phần đồi núi phía đông bắc, giữ hòa bình với lân quốc trong suốt thời gian dài. Sau đó Kanan lâm vào chiến tranh với giáo quốc Garzel,lúc đó quốc vương Bahanuk cũng đang đánh nhau với các tiểu quốc lân cận suốt 20 năm. Lúc này Bahanuk xin viện binh từ Rive nhưng chỉ nhận được thái độ ỡm ờ lãng tránh. Trước thời điểm bắt đầu câu chuyện 3 năm, Bahanuk bất ngờ ký hòa ước với giáo quốc Garzel, tuyên bố phục hưng Đế quốc Zoa vốn đã bị người hùng và nữ thần tiêu diệt rồi đột ngột tấn công Rive. Sau đó, nhờ Glamdo thuộc công quốc Lazeria và phe phản chiến bên trong Kanan mà Bahanuk đã một lần ký hòa hước với Rive, nhưng ngay sau đó lại xảy ra "bi kịch Muse" khiến quốc vương mất con trai, ra lệnh tận diệt Rive. Thời điểm bắt đầu câu chuyện là Kanan (Zoa) đã nắm phần lớn lãnh thổ lục địa trong tay, thế lực của phe phản chiến trong nước cũng bị đàn áp.


Vương quốc Leda

Một tron bốn vương quốc trên đại lục Riveria, chiếm phần đất hoang sơ phía tây bắc đại lục. Leda đánh nhau với lân quốc Saria từ 200 năm trước nhưng rồi bị Saria diệt.Hiện tại không biết gì về tung tích của người duy nhất thừa hưởng dòng máu vương gia.

Giáo quốc Garzel (Đế quốc Zoa)

Đất nước của giáo đoàn sùng bái tà thần khi Giáo hoàng Guen Chaos đột nhiên xuất hiện vào 40 năm trước. Garzel lãnh đạo các ma đạo sĩ và hắc kỵ sĩ đánh nhau với vương quốc Kanan, sau lại ký kết đồng minh và cùng phục hưng Đế quốc Zoa đã bị người hùng Caruon" và nữ thần Yutha tiêu diệt. Thời điểm bắt đầu câu chuyện là Garzel đã xem Kanan như tay chân và gieo rắc chiến tranh khắp đại lục.

Tài liệu, CD liên quan

Sách hướng dẫn do EnterBrain ấn hành.
  • Tearing Saga Yuthna Eiyuu Senki Official Players Bible (ティアリングサーガ ユトナ英雄戦記オフィシャルプレイヤーズバイブル)
Bản đầu vào tháng 6 năm 2001 ISBN 4757704844
  • Tearing Saga Yuthna Eiyuu Senki Official Complete Guide (ティアリングサーガ ユトナ英雄戦記オフィシャルコンプリートガイド)
Bản đầu vào ngày 21 tháng 7 năm 2001 ISBN 4757705204
Tiểu thuyết hóa

Famitsu bunko ấn hành. Tác giả Hasegawa Miyabi, Hirota Mayumi vẽ tranh

  1. 20-10-2001 ISBN 4757705751
  2. 20-12-2001 ISBN 4757706847
  3. 20-2-2002 ISBN 4757707576

Và một số bản khác.

Soundtrack

Phát hành:Scitron And Art, bán sản phẩm:Sony Music Entertainment Ngày 20 tháng 6 năm 2001, mã thương phẩm: SCDC-91

Langrisser V Wikipedia

Bài viết này còn được đăng tại:

http://vi.wikipedia.org/wiki/Langrisser_V


Người viết: Asm65816

Langrisser V (ラングリッサーV) The End of Legend là một hậu bản của Langrisser IV trong series Langrisser của hãng Masaya. Phiên bản thứ năm này được phát triển bởi CareerSoft, nhóm phát triển thuộc Masaya và được NSC phát hành. Game thuộc thể loại chiến thuật nhập vai và được phát hành trên hệ máy Sega Saturn, PlayStation vào ngày 18 tháng 06 năm 1998. Cũng giống như Langrisser IV, phiên bản thứ năm này chưa bao giờ được phát hành chính thức bên ngoài Nhật Bản, tính tới thời điểm của bài viết này, vào tháng 6-2009. Về mặt nội dung thì đây là phiên bản cuối cùng của series Langrisser, hé lộ nhiều bí mật về truyền thuyết thánh kiếm và ma kiếm.

Mục lục


Gameplay

Langrisser V có gameplay giống hệt Langrisser IV, không có thay đổi gì, ngoại trừ có thêm một số món đồ và phép thuật mới. Tức là Langrisser V không còn sử dụng hệ thống chơi theo lượt thuần túy như Langrisser I, II nữa mà dựa vào chỉ số phán đoán (判断力) của đơn vị chỉ huy nhóm. Về class binh chủng thì Langrisser V không có một số class trong Langrisser IV như Genin, Kunoichi, Master Ninja mà thay vào đó là những class mới như High Master, Warrior...

Chi tiết về gameplay xin tham khảo phần Langrisser IV.

Nội dung

Langrisser V bao gồm 36 Scenario chính thức và 05 Screnario ẩn được kích hoạt bằng cách đứng vào những vị trí đặc biệt trong một số Scenario nhất định. Khác với Langrisser IV, Langrisser V chỉ cho phép người chơi đi theo một hướng, không có những phân nhánh như phiên bản trước. Tuy nhiên, Langrisser V vẫn đưa ra những cơ hội lựa chọn để người chơi quyết định và dựa vào đó, một số tình tiết nhỏ, bao gồm cả kết thúc, có thể thay đổi. Đây cũng là phiên bản duy nhất trong series mà người chơi tham gia vào các trận đánh ở cả hai đại lục El Sallia và Yeless.

Langrisser V mở đầu bằng một đoạn demo về lời sấm truyền ít nhiều hé lộ những thông tin chính thức được công bố trong quá trình chơi.

"Người chị màu đỏ là chiến sĩ không có lòng từ bi, uy nghiêm nhìn xuống chúng ta. Cô em màu xanh là chiến sĩ màu xanh, lạnh lùng nhìn xuống chúng ta. Phi thuyền bay trong không gian, là đôi cánh tử thần. Đưa linh hồn chúng ta vào địa ngục. Chúng ta ngẫn mặt nhìn lên, thấy những kẻ bị thảm sát. Đương trừng mắt phẫn nộ nhìn trời..."

Nữ chiến binh màu xanh và màu đỏ trong đoạn sấm truyền trên ám chỉ hành tinh Crimson trong câu chuyện và sẽ được tiết lộ vào phần cuối của game.

Câu chuyện của Langrisser V trực tiếp liên quan với nội dung của Langrisser IV. Bối cảnh bắt đầu câu chuyện này là khi Landius và nhóm của mình đánh bại Bozel rồi tiến đánh Gizarof ở đại lục Yeless. Tuy Langrisser IV có nhiều hướng đi khác nhau và nhiều đoạn kết nhưng câu chuyện trong Langrisser V chỉ tiếp diễn những gì xảy ra sau đó của hướng đi chính thống, tức hướng C của phần trước. Vì vậy có thể xem phần V này là một phần mở rộng, một phiên bản ngoại truyện của phần IV và qua đó người chơi biết thêm nhiều điều về những bí mật chưa được khai mở trong phần trước.

Câu chuyện của Langrisser V bắt đầu khi Sigma, một sản phẩm cải tạo của nguyên soái liên bang Regenburg là Gizarof được đánh thức trong phòng nghiên cứu của hắn. Vừa tỉnh dậy từ phòng thí nghiệm, Sigma và Lamda đã bị hai kẻ lạ mặt truy đuổi nhưng may mắn thoát được do sự xuất hiện của một sản phẩm cải tạo thứ ba của Gizarof. Sigma và Lamda được Gizarof cải tạo từ những con người bình thường và được "lập trình" sẵn để tuân theo và thi hành mọi mệnh lệnh của Gizarof.

Thắc mắc về nguồn gốc cũng như mục đích sự tồn tại của mình, Sigma và Lamda rời khỏi phòng nghiên cứu và tìm đến Gizarof. Tại đây Sigma được biết mình là sản phẩm cải tạo tối cao của Gizarof, một cỗ máy chiến binh được tạo ra với nhiệm vụ đoạt lại thủy tinh thể hiền giả vốn đã bị Aiva cướp đi (ở hướng C trong Langrisser IV). Nhưng trên đường đi đoạt lại thủy tinh thể hiền giả đã rơi vào tay ma tộc, Sigma lại hay tin ông chủ Gizarof của mình đã bị Landius tiêu diệt. Mất phương hướng, Sigma và Lamda quyết định truy tìm thánh kiếm Langrisser vốn được tách ra từ thủy tinh thể hiền giả cùng với ma kiếm Alhazard để tìm hiểu về quá khứ của mình, để lấy lại ký ức đã mất. Trên đường đi, Sigma và Lamda tiếp nhận thêm nhiều bạn bè mới và ngày càng hiểu thêm về quá khứ của mình. Đến nửa cuối của game thì Sigma hiểu được chân tướng của kẻ đã đuổi theo mình khi mới tỉnh giấc trong phòng nghiên cứu của Gizarof và tìm mọi cách để ngăn chận âm mưu thống trị toàn thế giới của hắn. Lúc này câu chuyện cho thấy nhiều kịch tính như sự hình thành liên minh tam quốc chống lại liên bang Regenburg và có liên quan đến lời nguyền của dòng họ Landford và Alfred, nền văn minh ma thuật cổ đại với những bí mật liên quan đến mặt trăng Crimson, những cỗ máy, binh khí từ nền văn minh ma thuật... Ở phần cuối, câu chuyện còn giải thích nguồn gốc của Langrisser và Alhazard cùng nhiều bí mật liên quan, kết thúc một truyền thuyết cho cả series Langrisser.

Các nhân vật chính yếu trong Langrisser V và một số khái niệm

Trong Langrisser V có một số nhân vật đã từng xuất hiện ở phần trước. Chi tiết xin tham khảo bài Langrisser IV.

Người Crimso ( クリムゾ人 )

Đây là chủng tộc đã từng cai trị hành tinh nơi diễn ra các câu chuyện trong series Langrisser từ thời cổ đại. Cứ điểm của họ là "mặt trăng đỏ" Crimso ( 「赤き月」クリムゾ ). Về hình dáng bên ngoài thì họ không khác gì người thường, và đặc biệt là tốc độ trưởng thành trong thời thơ ấu cũng gần giống người thường nên không dễ gì phân biệt được. Nhưng người Crimso lại sở hữu năng lực ma thuật và kỹ thuật rất cao và tuổi thọ của họ kéo dàng hàng trăm năm. Cuối thời gian cai trị, trong xã hội người Crimso đã xảy ra mâu thuẫn giữa phái chủ lưu và phái bị bóc lột. Phái chủ lưu thuộc tầng lớp quý tộc gọi là Crimsonia ( クリムゾニア ) và vẫn sinh sống ở hành tinh Crimso. Trong khi đó phái chống đối gọi là Crimsolander (クリムゾランダー) bao gồm giai cấp lao động bị bóc lột và định cư trên mặt đất chung với người thường. Cuộc chiến dai dẳng giữa Crimsonia và Crimsolander đã mang đến nhiều thiệt hại cho mặt đất và mặt trăng Crimso cũng đi lệch khỏi quỹ đạo thông thường nên rốt cuộc người mặt đất giành lại được chủ quyền của mình.

Các nhân vật là người Crimso trong Langrisser gồm có Rainforce, Zero, Landius, Emily, Brenda, Viraju và các kỵ sĩ Crimsonait ( クリムゾンナイツ ). Ma kiếm Alhazard ban đầu vốn là vũ khí chuyên dụng của vua Crimso còn thánh kiếm Langrisser thực chất chỉ là một bản sao không hoàn thiện của Alhazard do những người Crimsolander tạo ra và được nữ thần Rushiris sửa chữa lại trong Langrisser III. Trong tiểu thuyết Langrisser thì giải thích rằng Crimsonia là những người Crimso thuần chủng, còn Crimsolander là người Crimso lai tạo với người mặt đất.

Làng Lecrio ( レクリオ村 )

Ngôi làng này từng được nhắc đến trong Langrisser IV như là nơi xuất thân của Landius và Emily. Đây cũng là ngôi làng Brenda và Viraju sinh sống. Làng này là nơi người Crimsolander sống chung hòa bình với người bình thường, đóng vai trò là một cửa ngõ giao lưu giữa mặt đất và mặt trăng Crimso. Tại thời điểm 20 năm trước khi xảy ra câu chuyện trong Langrisser IV, thủ lãnh của nhóm Crimsonia (kẻ thù của Crimsolander) là Rainforce đã yêu mến một cô gái Crimsonlander sinh sống tại đây tên là Brenda và bắt đầu nảy sinh hảo ý với nơi này, nghi ngờ việc dùng vũ lực thống trị mặt đất của Crimsonia. Thấy được nguy cơ, một thuộc hạ trung thành của Rainforce là Zero đã lệnh cho Aizel thảm sát hết dân làng này, chỉ có 4 người sống sót là chị em Landius, Brenda và Viraju. Trận lụt làm chết hết dân làng này là do Aizel gây ra nhưng chị em Emily và trưởng làng Gotal bên cạnh không hề hay biết điều này mà chỉ nghĩ rằng làng do nước lũ nhấn chìm.

Cây thế giới ( 世界樹 )

Được mệnh danh là vua của các loài thực vật. Loài cây này sản sinh ra mana, một loại năng lượng ma thuật mà ma kiếm Alhazard hấp thu. Lamda là nhân vật duy nhất có khả năng giao tiếp với cây thế giới và tái tạo mana.

Sigma ( シグマ, lồng tiếng: Midorikawa Hikaru)

Nhân vật chính trong Langrisser V, là một binh sĩ được nguyên soái liên bang Regenburg là Gizarof cải tạo. Mã hiệu là Σ066 (Sigma 066). Ban đầu Sigma không có ký ức và thiếu nhiều tri thức về cuộc sống, nguyên nhân là do đã một lần chết đi và sau đó thể xác được Gizarof cải tạo. Nhờ vào cải tạo này mà Sigma có được năng lực gia tăng "khí" của mình, phát huy năng lực lên mức cực đại nhưng chỉ dùng được một lần duy nhất trong đời.

Sigma vốn là một hậu duệ ánh sáng ( 光輝の末裔 ), con trai duy nhất của công tước Egil, lãnh chúađế quốc Kalzath. Mẹ của Sigma là em gái của hoàng đế Kalzath, bản thân Sigma cũng nắm chức tử tước. Sigma rất giỏi kiếm thuật nên được giữ chức đội trưởng đội cận vệ của hoàng đế Kalzath từ năm 17 tuổi. lãnh địa Lygria (リグリア) thuộc

Sigma cũng là một tướng quân của Kalzath, được hoàng đế tin tưởng nhưng một lần nọ, khi chỉ có hai người trong phòng thì hoàng đế bị ma tướng Grob ở Velzeria ám sát. Lúc đó Sigma có mặt trong phòng nên bị tình nghi là kẻ sát hại hoàng đế. Sợ tội, Sigma bỏ đại lục El Sallia, trốn đến đại lục Yeless làm lính đánh thuê nhưng lúc này đã mất hết bản ngã, sau bị Claret đâm chết mà không phản kháng gì. Xác chết của Sigma được Omega mang về phòng nghiên cứu của Gizarof và được cải tạo từ đó.

Về nguồn gốc thì cha Sigma mang dòng máu Althemura và Farna (Langrisser III), mẹ mang dòng máu của Luna và Lance. Khuôn mặt Sigma được vẽ có nét giống với Farna và Luna.

Lamda/ Mari Andel ( ラムダ/マリアンデール, lồng tiếng: Minaguchi Yuko)

Gizarof cải tạo giống như Sigma. Mã hiệu là Λ052 (Lamda 052). Ban đầu Lamda là kiểu người vô cảm, vô tình và chỉ biết tuân theo mệnh lệnh của ông chủ Gizarof "lập trình" từ trước, nhưng trong khi đồng hành với Sigma thì cô đã lấy lại được ký ức và những cảm xúc con người của mình. Nếu Sigma được Gizarof cải tạo nâng cao năng lực chiến đấu thì Lamda được cải tạo để mở rộng, nâng cao khả năng ma thuật. Ngoài ra Lamda còn được cấy vào cơ thể tế bào cây thế giới nên có thể giao tiếp với thực vật.

Ở phần giữa của câu chuyện, Lamda biết được quá khứ của mình, từng là con của một gia đình thương gia giàu có và là em gái của Macklen và tên thật của mình là Mari Andel. Sau này Lamda được Jessica dùng phép thuật chữa trị, hồi phục được trí nhớ.

Ở phần giữa game, Lamda tình cờ nhìn thấy bức chân dung gia đình mình, theo đó thì Mari Andel chỉ thua Macklen chừng 3, 4 tuổi. Lúc bắt đầu câu chuyện của Langrisser IV thì Macklen được 28 tuổi, từ đó suy ra thời điểm bắt đầu Langrisser V thì Lamda khoảng 25 tuổi. Như vậy, đây là nhân vật nữ chính lớn tuổi nhất trong series trừ ma nữ Listel trong Langrisser IV và Brenda thuộc tộc Crimsolander

Alfred ( アルフレッド, lồng tiếng: Iwanaga Tetsuya)

Con trai thứ của lãnh chúa Lockwell cai trị lãnh địa Leinois (レイノルズ地方) thuộc liên bang Regenburg. Alfred là một công tử sống trong nhung lụa nên không hề biết những cạm bẫy xấu xa của cuộc đời và bị chính anh ruột của mình vu khống cho tội giết cha. Được Sigma cứu khi bị truy sát, chàng Alfred tốt bụng đã gia nhập vào đội quân độc lập này.

Brenda ( ブレンダ, lồng tiếng: Tomizawa Michie)

Nữ thủ lãnh của một đội kỵ binh đánh thuê chỉ toàn phụ nữ. Brenda là người thuộc tộc Crimsolander, hậu duệ của những người trên mặt trăng Crimso nhưng ban đầu Brenda che giấu thân phận của mình. Vì thuộc chủng tộc Crimso nên Brenda là nhân vật duy nhất trong nhóm có thể sử dụng các loại ma thuật cổ đại. Nhân vật này tính cách trượng nghĩa, ưa lo lắng cho kẻ khác thế nên được thuộc hạ hết sức yêu mến. Trong quá khứ, Brenda đã từng yêu mến Rainforce nhưng sau hận người này vì đã hủy diệt ngôi làng của mình. Brenda giúp bọn Sigma thoát khỏi đường cùng rồi sau đó đi theo Sigma với danh nghĩa lính đánh thuê.

Claret ( クラレット, lồng tiếng: Kawakami Tomoko)

Con gái của hoàng đế Kalzath, và như vậy có quan hệ máu mủ với Sigma. Đầu tiên Claret xuất hiện với tính cách vô trách nhiệm, ỷ lại nhưng trong quá trình hợp sức với Sigma, cô dần dần trưởng thành chính chắn và được thuộc hạ quý mến. Ban đầu Claret bị tiếm ngôi hoàng đế và bị gán tội giết cha, nhưng sau khi rửa sạch tiếng dơ thì Claret đã hết sức xây dựng một quốc gia bình đẳng do bình dân làm chủ, vứt bỏ quyền lợi của quý tộc.

Claret cũng là hậu duệ ánh sáng, là con cháu trực hệ của Luna, Nam và Sherry đất Kalzath. Thời điểm trước khi bắt đầu câu chuyện, Claret đã đuổi theo kẻ giết cha là Sigma và đâm chết người này.

Landford ( ランフォード, lồng tiếng: Yasui Kunihiko)

Nhân vật này đã từng xuất hiện trong Langrisser IV và sau khi Gizarof chết, Landford được cử làm nguyên soái của liên bang Regenburg. Ở phần giữa của game, Landford bị giam vào ngục vì âm mưu của ma tộc nhưng được Landius cứu thoát. Cuối game, Landford gia nhập đội quân của Sigma với danh nghĩa thảo phạt ma tộc và giải lời nguyền cho dòng họ mình.

Macklen ( マクレーン, lồng tiếng: Kamiya Hiroshi)

Sau khi đánh bại Gizarof trong phần trước, Macklen đã từ chối chức tướng quân của Caconsis mà đuổi theo Jessika, người mình thầm yêu quý đến hải cảng Fizzit rồi vượt biển sang đại lục El Sallia. Tại đây Macklen bị cuốn vào cuộc chiến mới và tìm lại được em gái Mari (Lamda) của mình đã mất tích trước đây.

Sau khi kết thúc chiến tranh, Macklen giữ chức tổng tư lệnh Kalzath. Macklen là nhân vật NPC trong phần V.

Viraju ( ヴィラージュ, lồng tiếng: Matsuno Taiki)

Thủ lãnh của nhóm Crimsolander, hậu duệ của những người Crimso cổ đại. Viraju là người am hiểu về nền văn minh cổ đại và cũng sở hữu nhiều loại binh khí cổ đại (các cỗ máy). Viraju quan hệ với Brenda như một người anh trai và em gái.

Rainforce ( レインフォルス, lồng tiếng: Hayami Shou)

Một lãnh chúa trí dũng song toàn, cai trị lãnh địa Shufol (シュフォール地方) thuộc liên bang Regenburg. Thừa cơ Gizarof nổi loạn, Rainforce đã bắt tay với bọn Alvins để thành lập liên minh tam quốc cùng chống lại liên bang. Rainforce cũng chính là người truy bắt bọn Sigma vừa mới mở mắt vào lúc đầu.

Rainforce thực ra là thái tử của Crimsonia trên mặt trăng đỏ, vì muốn cứu đồng bào mình trên hành tinh Crimso mà truy bắt Lamda, người có khả năng giao tiếp với cây thế giới. Tuy là thái tử Crimsonia nhưng Rainforce lại là người có nhiều hảo cảm nhất đối với con người và Crimsonlander trong số các nhân vật cao cấp trong Crimsonia. Rainforce cũng nghi ngờ việc hành sử bạo lực trên mặt đất, nghiêm cấm thuộc hạ sát hại dân thường không có khả năng chiến đấu. Vì vậy nên lãnh thổ của Rainforce rất phồn thịnh và sĩ khí rất hăng, điều này là sức mạnh để liên minh tam quốc chống cự với liên bang.

Aizel ( アイゼル, lồng tiếng: Kishino Yukimasa)

Tướng tâm phúc của Rainforce. Tuy là người mặt đất nhưng Aizel rất mến mộ và trung thành với Rainforce. Aizel là kẻ võ biền, được Zero giao nhiệm vụ tàn sát làng Lecrio và gây mối hiểu lầm, phá vỡ mối quan hệ giữa Rainforce và Brenda. Nhưng khi biết được họ yêu nhau thực sự thì Aizel mang cảm giác tội lỗi, đến phút cuối đời mới tiết lộ mọi chuyện.

Trong lần thảm sát làng Lecrio, Brenda thoát chết là nhờ Aizel biết được quan hệ với Rainforce nên mới gọi ra sau đồi, nhờ đó mà Brenda thoát được nạn lụt.

Zero ( ゼロ, lồng tiếng: Masutani Yasunori)

Người Crimsonia, giữ chức tham mưu của Rainforce. Zero là người trung thành tuyệt đối, luôn đặt nhiệm vụ lên trên hết, coi trọng tổ quốc. Nhưng cũng vì thế mà khi hành sự thường giết chết tình riêng, đặt phép công lên trên hết. Chính Zero lo sợ thủ lãnh Rainforce của mình say đắm Brenda và mang hảo cảm với con người thì sẽ gây bất lợi cho đồng bào Crimsonia còn sống trên mặt trăng đỏ nên đã ra lệnh cho Aizel phá ngang cuộc tình, thảm sát người Crimsolander.

Crimsonait ( クリムゾンナイツ , lồng tiếng: Sakamoto Shu Ichirou)

Đội kỵ sĩ tinh nhuệ của Crimsonia bao gồm 9 người. Crimsonait có sức địch muôn người và tán đồng với tư tưởng thân người mặt đất của Rainforce.

Omega ( オメガ, lồng tiếng: Hori Hideyuki)

Binh sĩ cải tạo của Gizarof, giống như Sigma. Mã hiệu là Ω137 (Omega 137). Ban đầu Omega là sản phẩm số một của Gizarof, nhưng sau vị trí này bị Sigma chiếm mất nên lòng tự tôn bị tổn thương, luôn đuổi theo gây hấn với Sigma, và cũng là để trả ơn Gizarof đã nuôi nấng mình khi còn là cô nhi.

Omega cũng chính là kẻ đã bắt cóc Macklen và Mari Andel về cho Gizarof nghiên cứu, cải tạo.

Emily ( エミリー, lồng tiếng: Mannaka Yukiko)

Sau khi Gizarof chết, Emily được bổ nhiệm làm tướng quân thay cho Landford. Phiên bản này tiết lộ thân phận Emily cùng với Landius là người Crimsolander.

Baruk ( バルク, lồng tiếng: Sakamoto Seigo)

Tướng quân Regenburg. Trong phần này, Baruk bị ma tướng Grob đào mộ và hồi sinh, đánh nhau với quân Sigma.

Lockwell ( ロックウェル, lồng tiếng: Yoshimizu Takahiro)
Lãnh chúa cai trị Leinois thuộc liên bang Regenburg. Ở phần đầu, Lockwell bị con trai trưởng là Alvins đầu độc, sau đó bị ma tướng Grob hồi sinh thành zombie.
Alvins ( アルヴィンス, lồng tiếng: Masutani Yasunori)
Trưởng nam của lãnh chúa Lockwell, đầu độc cha rồi đổi tội cho em trai là Alfred. Sau đó Alvins bắt tay với Rainforce, thành lập liên minh tam quốc chống lại Regenburg để mưu lợi.
Lanbelt ( ランベルト, lồng tiếng: Okiayu Ryutarou)
Lãnh chúa cai quản Sazaland (サザーランド地方) thuộc liên bang Regenburg, bạn thân với Lockwell. Thời còn trẻ, Lanbelt đi thám hiểm với bạn và mang về một vật từ nền văn minh cổ đại. Nhưng từ đó hai dòng học Lanbelt và Lockwell mắc phải lời nguyền là người trong họ sẽ giết lẫn nhau. Vì lẽ đó mà Lanbelt đã từ con trai mình là Landforce, buộc phải liên minh với Rainforce vì hắn biết cách phá giải lời nguyền. Cuối cùng Lanbelt tự vẫn trước mặt con trai Landford để phá giải lời nguyền.
Ma tướng quân Gaiel ( 魔将軍ガイエル, lồng tiếng: Inaba Minoru)
Trước kia từng là tướng quân của đế quốc Lygria, 1000 năm trước là một trong ba ma tướng ở Velzeria. Sau khi Bozel chết, Gaiel hoạt động ngầm và chiếm được Langrisser và Alhazard, biết được bí mật về ma kiếm. Gaiel không bao giờ coi trọng quyền lợi của ma tộc như các ma tướng khác, không tôn sùng Chaos hay Bozel mà chỉ muốn thâu tóm tất cả quyền lực về tay mình.
Grob, kẻ điều khiển xác chết ( 死人使いグロブ, lồng tiếng: Nakai Kazuya)
Một trong ba ma tướng Velzeria, có khả năng hồi sinh người chết và biến họ thành zombie. Chính Grob đã ám sát hoàng đế Kalzath, gây oan cho Sigma khiến cả nhà Sigma phải chết. Đây là nhân vật bị nhóm nhân vật chính thù ghét nhất trong Langrisser V.
Fealakia, kẻ biến hóa ( 変幻のフェラキア, lồng tiếng: Hibino Akari)
Một trong ba ma tướng Velzeria, có khả năng biến thành kẻ khác để phá hoại ngầm. Để phục sinh Bozel và Chaos, Fealakia đã hóa thành Rassel, con trai của thừa tướng liên bang đã trốn đi trong phần trước và gây rối loạn trong liên bang, bắt giam Landford. Sau bị Langrisser làm lộ thân phận và bị Landius giết chết. Cuối cùng được Grob hồi sinh và đánh nhau với bọn Sigma.
Jeek Halt ( ジークハルト, lồng tiếng: Shibata Hidekatsu)
Quốc vương đầu tiên của vương quốc Ethlead (エルスリード) và là tổ tiên của hậu duệ ánh sáng. Linh hồn của ông đã trú ẩn trong thanh kiếm Langrisser từ 1000 năm nay để quan sát cuộc chiến giữa thánh kiếm và ma kiếm, hướng dẫn cho các hậu duệ ánh sáng.
Trong Langrisser V, ở đoạn kết khi Sigma hy sinh để cứu quả đất thì linh hồn Jeek Halt đã hiện ra kêu gọi Sigma cùng chung tay với mình bảo vệ loài người.
Chaos (カオス, lồng tiếng: Sasaoka Shigezou, Watanabe Takeshi, Satou Masaharu)
Vị thần hỗn mang, tượng trưng của ma tộc, là bản thể của bóng tối. Khó có thể nói Chaos là một ác thần, một tà thần, là hiện thân của tà ác mà chỉ có thể nói rằng Chaos cũng là sức mạnh của thế giới giống như Rushiris, là sự bất diệt giống như bóng tối và đối lập hoàn toàn với Rushiris. Dựa theo lời thoại trong series Langrisser thì Chaos có những đặc điểm là "đối tượng tôn thờ của ma tộc", "xuất hiện khi thế giới đình trệ và hủy diệt nó", "có mục đích thúc đẩy sự phát triển của văn minh".... Chaos còn được cho là chủ thể của ma kiếm Alhazard, là thần cách của bóng tối và sự hỗn mang. Sau khi bị tiêu diệt trong các phiên bản Langrisser, Chaos luôn báo trước sẽ xuất hiện trở lại khi thế giới cần đến sự hỗn mang, cần đến loạn lạc.
Chaos không trực tiếp xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ xuất hiện dưới dạng một ma thú triệu hồi.
Bozel (ボーゼル, lồng tiếng: Shiozawa Kaneto)
Vương tử bóng tối, đại diện của Chaos. Bozel căm ghét những kẻ cuồng tín vào ánh sáng, trái lại rất yêu thích những kẻ có năng lực. Bozel không phải là cái tên của một nhân vật cụ thể nào, không phải là sự tồn tại cụ thể nào mà chỉ là một cái tên giả, một danh xưng mang tính tượng trưng được ban cho kẻ phụng sự Chaos. Giống như Chaos và bóng tối, Bozel không bao giờ bị tiêu diệt hoàn toàn mà chỉ tạm thời rút lui. Bozel là nhân vật thường xuất hiện trong các phiên bản Langrisser, có thể hồi sinh nhiều lần. Bozel là thân bất tử, chừng nào còn ma kiếm Alhazard và khi nhân vật Bozel mới chưa được khai sinh. Trong Langrisser IV, ban đầu Bozel lấy tên là ma thuật sư Featora (魔術師フェアラート) và là lần đầu tiên, có lẽ là duy nhất trong lịch sử Langrisser, Bozel lại hợp tác với con người nhằm đoạt lấy thủy tinh thể hiền giả đang nằm trong tay Gizarof.
Bozel không xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ có tên được nhắc đến.
Rushiris (ルシリス, lồng tiếng: Matsudaira Akiko trong Langrisser II, Inoue Kikuko trong các phiên bản sau)
Nữ thần ánh sáng cai quản thiên giới Neo Gloria. Rushiris là nữ thần của pháp luật, thịnh trị, an thái và lòng từ bi, do đó đối lập hoàn toàn với Chaos. Rushiris là hiện thân thần cách hóa của ánh sáng, đối nghịch với Kaos. Thánh kiếm Langrisser là do Rushiris cải tạo từ thanh kiếm phá tà của tộc Crimsonlander.
Nữ thần Rushiris không trực tiếp xuất hiện trong Langrisser V mà chỉ xuất hiện dưới dạng một ma thú triệu hồi.
Jessika (ジェシカ, lồng tiếng: Satou Ai, Hisakawa Aya, Ban Keiko, Maeda Ai)
Đây là nhân vật luôn xuất hiện trong mọi phiên bản Langrisser. Jessika là người biết rõ bí mật của Langrisser, dùng thuật tái sinh để tồn tại cả ngàn năm với dung nhan không hề thay đổi. Nhiệm vụ của Jesshika thường là hướng dẫn các hậu duệ của ánh sáng trong cuộc đấu tranh với bóng tối, với tà ác.
Trong Langrisser V thì Jessika bị ma tộc cướp được Langrisser và Alhazard sau khi thu hồi từ Gizarof. Sau Jessika hỗ trợ bọn Sigma để cứu đại lục El Sallia ra khỏi cảnh hỗn loạn với tư cách một nhân vật NPC.