Fire Emblem: Shin Monshō no Nazo ~Hikari to Kage no Eiyū~ (ファイアーエムブレム 新・紋章の謎 〜光と影の英雄) là game chiến thuật theo lượt, Simulation RPG của hãng Nintendō phát hành vào ngày 15 tháng 7 năm 2010 trên hệ máy NDS.
Đây là phiên bản thứ 12 trong series Fire Emblem và là bản remake của bộ thứ hai trong phiên bản thứ 3, Fire Emblem Monshō no Nazo (phần "chiến tranh anh hùng") được phát hành trên hệ máy Super Famicom vào năm 1994. Phiên bản thứ 12 này còn bao gồm các màn chơi được remake của game BS Fire Emblem Akania Senki được phát sóng qua Satellaview vào năm 1997. Vì đây là phiên bản thứ 12 trong series nên còn được cộng đồn fan gọi là FE 12, Mộc đế 12, Fire Emblem 12,...
Bắt đầu từ đây về sau, trong bài này sẽ sử dụng những tên viết tắt như "Monshō no Nazo" để chỉ phiên bản FE3 trên Snes, "Shin Monshō no Nazo" để chỉ phiên bản thứ 12 này và "Shin Ankoku Ryū" để chỉ phiên bản FE 11, Fire Emblem Shin Ankoku Ryū to Hikari no ken.
Một cảnh trong game
Khái yếu
Tên của phiên bản này được tạm dịch là "tân bí ẩn dấu ấn lửa, người hùng ánh sáng và người hùng trong bóng tối". Nội dung của game tập trung vào cuộc chiến tranh anh hùng kể từ sau khi Vương tử xứ Aritia là Marusu đánh bại Hắc ám long Medius trong cuộc chiến tranh hắc ám. Marusu được người người tôn xưng là Vương tử ánh sáng, người đã cứu thế giới thoát khỏi nguy cơ diệt vong. Nhưng không mấy người biết đến sự tồn tại của những người hùng vô danh bên cạnh Marusu, những người hùng thầm lặng trong bóng tối đã giúp đỡ Marusu giành được thắng lợi trong hai cuộc chiến. Phiên bản Shin Monshō no Nazo này tập trung vào những nhân vật thầm lặng này.
Lão kỵ sĩ Jeigan và nhân vật tự tạo
Game cho phép người chơi tự tạo ra nhân vật riêng của mình bằng cách đặt tên, chọn giới tính, khuôn mặt, binh chủng và một số thông tin khác như xuất thân, mục tiêu phấn đấu... Và như vậy, trong phiên bản Fire Emblem này thì Vương tử Marusu không còn là nhân vật chính duy nhất như ở các phiên bản trước nữa. Nếu Marusu là người hùng ánh sáng thì nhân vật do người chơi lựa chọn là người hùng thầm lặng giúp đỡ Marusu chiến thắng trong cuộc chiến anh hùng.
Nội dung
Năm 605, lịch Akania, Vương tử xứ Aritia là Marusu cùng Vương đệ xứ Orlean là Hardin cùng nhau đánh đổ Hắc ám long Medius trong cuộc chiến hắc ám. Một năm sau, Hardin kết hôn với Vương nữ Akania là Nina và trở thành quốc vương đời thứ 24 của đất nước này và kéo các nước lâm vào cuộc chiến hỏa liên miên. Cùng lúc đó, một thanh niên trẻ tuổi do người chơi điều khiển tìm đến thành Aritia để tham dự cuộc thi trở thành kỵ sĩ cận vệ cho Marusu...
Nội dung của Shin Monshō no Nazo tập trung vào bộ 2 của FE3, chiến tranh anh hùng, bí ẩn dấu ấn lửa. Ngoài ra còn có một số thay đổi nhỏ, thêm bớt so với bản FE3 như sẽ liệt kê dưới đây.
Game Play
Những yếu tố không có trong Monshō no Nazo
Chương mở đầu
Giống như trong Shin Ankoku Ryū, Shin Monshō no Nazo còn có chương mở đầu gồm 7 phần tượng trưng cho 7 ngày luyện tập trở thành kỵ sĩ Aritia của nhân vật chính. Kết thúc ngày thứ 7, nội dung của game tập trung vào cuộc viễn chinh Grunia của Marusu như trong FE3.
Nhân vật tự chọn
Một nhân vật chính nữa bên cạnh Marusu, xuất hiện trong vai trò kỵ sĩ cận vệ của Marusu. Người chơi có thể lựa chọn tên, giới tính, hình dáng và binh chủng ban đầu cho nhân vật. Nếu Marusu hoặc nhân vật này chết đi thì sẽ Game Over. Đây là nhân vật tự chọn thứ hai trong series kể từ quân sư Mark trong phiên bản Rekka no ken. Mở đầu game, nhân vật này được miêu tả như một thí sinh đến tham dự cuộc thi tuyển kỵ sĩ cận vệ cho Vương tử Aritia. Nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định thì sẽ phát sinh thêm các màn ngoại truyện.
Casual Mode
Lần đầu tiên trong series Fire Emblem có chế độ chơi mà các Unit bị tấn công hết HP không "chết" đi mà tiếp tục sử dụng được ở map sau. Ngược lại với Casual Mode là Classic Mode, nhân vật khi đã "ra đi" là không bao giờ trở lại.
Casual Mode và Classic Mode
Shin Akania Senki
Phiên bản này còn có thêm các màn chơi được remake của Akania Senki với cột mốc thời gian trước khi cuộc chiến hắc ám bắt đầu.
Bảng quan hệ các nhân vật
Phiên bản 12 này có thêm chức năng hướng dẫn giúp người chơi tham khảo về mối quan hệ giữa các nhân vật xuất hiện trong game.
Những yếu tố thêm, phát huy từ Shin Ankoku Ryū
Nhân vật
Các nhân vật chỉ xuất hiện trong map ngoại truyện ở Shin Ankoku Ryū tiếp tục xuất hiện trong phiên bản này và không cần phải đạt một số lượng nhất định các nhân vật trong quân chết đi như ở phiên bản trước. Phiên bản này quy tụ đầy đủ các nhân vật xuất hiện trong bộ 1 và bộ 2 của Monshō no Nazo và còn có thêm một số nhân vật mới cùng với các nhân vật từng xuất hiện trong FE1 trên Nes nhưng bị cắt bỏ ở FE3.
Độ khó
Ngoài "Normal" và "Hard" ra thì FE 12 còn có thêm cấp độ "Maniac" và "Lunatic". Ở từng cấp độ, người chơi có thể lựa chọn Casual Mode hoặc Classic Mode.
Yếu tố bao búa kéo của vũ khí
Tuy không xuất hiện ở Monshō no Nazo nhưng trong Shin Monshō no Nazo lại thấy có yếu tố bao búa kéo giữa các loại vũ khí như ở các phiên bản từ Seisen no Keifu trở đi.
Thay đổi binh chủng
Giống như trong Shin Ankoku Ryū, ở đây người chơi có thể thay đổi binh chủng của nhân vật ngoài khả năng Class change để chuyển đổi từ binh chủng cấp thấp sang cấp cao hơn.
Map Point Save
Kế thừa từ phiên bản Shin Ankoku Ryū, chức năng này cho phép người chơi lưu trữ quá trình chơi tại giữa màn chơi và không bị mất đi khi reset.
Đấu Wireless
Kế thừa từ Shin Ankoku Ryū, Shin Monshō no Nazo cũng cho phép người chơi thi đấu với nhau thông qua chức năng DS Wireless và Nintendō Wifi Connection.
Thuê Unit
Kế thừa từ Shin Ankoku Ryū, phiên bản này cho phép người chơi thuê Unit từ bạn bè.
Online Shop
Kế thừa từ Shin Ankoku Ryū, chức năng này cho phép mua Item thông qua Nintendō Wifi Connection. Item mua được cũng thay đổi theo ngày như trong Shin Ankoku Ryū.
Màn chơi Bonus
Người chơi có thể download các nội dung Bonus từ trang chủ của game. Những nội dung này là các màn chơi mới và có 6 màn chơi kiểu này cho tới thời điểm hiện tại.
Sound Room
Chức năng này cho phép người chơi nghe lại toàn bộ các khúc nhạc trong game.
Monday, 19 July 2010
Fire Emblem: Shin Monshō no Nazo
Sunday, 4 July 2010
Final Fantasy VIII Japanese vs English version
Mấy nay ngồi chơi lại bản tiếng Nhật, thấy vài cái khác biệt, thử liệt kê xem...
I. Thay đổi tên
Khi chuyển ngôn ngữ từ tiếng Nhật sang Anh, nhà sản xuất cũng đã thay đổi nhiều cái tên trong game để cho quen thuộc với người Âu Mỹ hơn. Tên thì gồm có tên quái vật, tên Item, tên phép thuật, tên vũ khí và tên Limit break.
1.Tên quái vật
Ngoài một số tên quái vật có nghĩa như Sabotenda (Saboten trong tiếng Nhật nghĩa là xương rồng) khi chuyển sang tiếng Anh thì được dịch thành Cactuar, Cactrot thì còn có rất nhiều tên quái vật không có nghĩa (chắc vậy) cũng bị thay đổi. Chẳng hạn
Hedge Viper (J) được chuyển thành Anacondaur
Belhelmelhel (ベルへルメルヘル) được chuyển thành Belhelmel
Purinura (プリヌラ) được chuyển thành Blobra
Fokaroru chuyển thành Fastitocalon
Gomani và Doromani (hai bàn tay trái và phải của quái vật Vysage) được chuyển thành Lefty và Righty trong bản tiếng Anh.
Và còn nhiều trường hợp khác
Ngoài ra một số tên quái vật có nghĩa cũng bị thay đổi trong bản tiếng Anh
Life Forbidden --> Forbidden
Hau Lizard --> Geezard
Melt Dragon --> Hexadragon
Red Mouse --> Red Bat
Vân vân...
2. Tên phép thuật
Có khá nhiều tên phép được thay đổi trong bảng tiếng Anh
Gravide --> Demi
Gravija --> Gravity
Arise --> Full Life
Libra --> Scan
Levitate --> Float
Levitega --> Rapture
Vân vân
3. Tên GF
Hầu như tên các GF trong bảng tiếng Nhật được giữ nguyên trong bản tiếng Anh, trừ GF Glasya-Labolas (グラシャラボラス) được chuyển thành Doom Train.
4. Tên vũ khí
Vũ khí trong FF8 không nhiều, nhưng có nhiều cái tên được thay đổi ở bản tiếng Anh
Kiasutoreto --> Shear Trigger
Flametan --> Flame Saber
Lance of Slit --> Twin Lance
Punishment --> Crime & Penalty
Yumeka Maboroshika (nghĩa là "đây là giấc mộng hay ảo ảnh", một món vũ khí của Selphie) --> Strange Vision
5.Tên Limit Break
Valley --> Angle Wing
Head Shock --> Booya
Rush Punch --> Punch Rush
Invisible Moon --> Invincible Moon
Levitega --> Rapture
Grape Shot --> Scatter Shot
Wish Star --> Wishing Star
End of Heart --> Lion Heart
II. Thay đổi gameplay
+ Ở đĩa 3, viện nghiên cứu biển, sau khi đánh bại Bahamut đi xuống chỗ Ultima Weapon thì bạn phải đụng một trận đánh sau 2 bước đi trong bản tiếng Nhật. Nếu có ability Enc Half thì đụng trận sau 4 bước và nếu có Enc-None thì đụng sau 8 bước. Tuy nhiên sang phiên bản tiếng Anh thì nếu có Enc-None thì bạn không phải đụng trận nào.
+ Ở đĩa 1, chỗ hang lửa đánh GF Ifrit. Khi vào hang bạn được chọn thời gian từ 10 phút cho tới 40 phút. Trong bản tiếng Nhật thì sau khi đánh Ifrit đồng hồ vẫn còn chạy trong khi ở bản tiếng Anh chỉ cần hạ Ifrit là đã hết lo về thời gian.
+ Đầu đĩa 1 ở bản tiếng Anh luôn xuất hiện các menu hướng dẫn cách chơi, cách Junction trong khi ở bản tiếng Nhật thì không.
+ Trong bản tiếng Nhật, bạn không thể draw các GF trước đây bỏ sót ở lâu đài Ultimecia (đĩa 4) như ở bản tiếng Anh.
III. Loss in Translation
Dịch tức là phản! Bản tiếng Anh có rất nhiều đoạn hội thoại mang nghĩa mơ hồ và có khi xa hẳn nghĩa gốc trong bản tiếng Nhật. Có thời gian thì tôi sẽ thống kê những chỗ này sau.
IV. Những thay đổi lặt vặt khác
Ngoài những thay đổi dễ nhận biết trên, FF8 bản tiếng Anh còn khá nhiều thay đổi lặt vặt. Chẳng hạn ở đĩa 1, đài truyền hình Tiimber, trong bản tiếng Nhật, khi đi ngang qua cái TV to thì xuất hiện thông điệp "Get me back I am alive" của ma nữ bên ngoài không gian. Tuy nhiên thông điệp này không xuất hiện ở bản tiếng Anh.
Fujin và Raijin là hai đệ tử của Seifer, tên của họ trong tiếng Nhật nghĩa là thần gió và thần sét (Phong thần, Lôi thần). Trong bản tiếng Nhật, câu nói của Fujin luôn gọn lỏn với một từ Kanji. Còn trong bản tiếng Anh, câu nói của Fujin luôn được viết hoa.
V. Ngoài lề
Bạn có bao giờ gặp con quái vật này trong bản tiếng Anh không?
Con quái này thực sự tồn tại trong bản tiếng Nhật (tôi đụng độ nó khi hack dữ liệu của FF8). Nó tên là Dummy, phía sau lưng có hàng chữ "Gomenne" (xin lỗi nhé) và không bao giờ tấn công bạn. Hạ được nó mang lại một ít Exp và vài món Item như Potion.
Sử dụng phép Libra (Scan) lên Dummy thì chỉ thấy bảng chữ cái của tiếng Nhật: a i u e o ka ki ku ke ko...
I. Thay đổi tên
Khi chuyển ngôn ngữ từ tiếng Nhật sang Anh, nhà sản xuất cũng đã thay đổi nhiều cái tên trong game để cho quen thuộc với người Âu Mỹ hơn. Tên thì gồm có tên quái vật, tên Item, tên phép thuật, tên vũ khí và tên Limit break.
1.Tên quái vật
Ngoài một số tên quái vật có nghĩa như Sabotenda (Saboten trong tiếng Nhật nghĩa là xương rồng) khi chuyển sang tiếng Anh thì được dịch thành Cactuar, Cactrot thì còn có rất nhiều tên quái vật không có nghĩa (chắc vậy) cũng bị thay đổi. Chẳng hạn
Hedge Viper (J) được chuyển thành Anacondaur
Belhelmelhel (ベルへルメルヘル) được chuyển thành Belhelmel
Purinura (プリヌラ) được chuyển thành Blobra
Fokaroru chuyển thành Fastitocalon
Gomani và Doromani (hai bàn tay trái và phải của quái vật Vysage) được chuyển thành Lefty và Righty trong bản tiếng Anh.
Và còn nhiều trường hợp khác
Ngoài ra một số tên quái vật có nghĩa cũng bị thay đổi trong bản tiếng Anh
Life Forbidden --> Forbidden
Hau Lizard --> Geezard
Melt Dragon --> Hexadragon
Red Mouse --> Red Bat
Vân vân...
2. Tên phép thuật
Có khá nhiều tên phép được thay đổi trong bảng tiếng Anh
Gravide --> Demi
Gravija --> Gravity
Arise --> Full Life
Libra --> Scan
Levitate --> Float
Levitega --> Rapture
Vân vân
3. Tên GF
Hầu như tên các GF trong bảng tiếng Nhật được giữ nguyên trong bản tiếng Anh, trừ GF Glasya-Labolas (グラシャラボラス) được chuyển thành Doom Train.
4. Tên vũ khí
Vũ khí trong FF8 không nhiều, nhưng có nhiều cái tên được thay đổi ở bản tiếng Anh
Kiasutoreto --> Shear Trigger
Flametan --> Flame Saber
Lance of Slit --> Twin Lance
Punishment --> Crime & Penalty
Yumeka Maboroshika (nghĩa là "đây là giấc mộng hay ảo ảnh", một món vũ khí của Selphie) --> Strange Vision
5.Tên Limit Break
Valley --> Angle Wing
Head Shock --> Booya
Rush Punch --> Punch Rush
Invisible Moon --> Invincible Moon
Levitega --> Rapture
Grape Shot --> Scatter Shot
Wish Star --> Wishing Star
End of Heart --> Lion Heart
II. Thay đổi gameplay
+ Ở đĩa 3, viện nghiên cứu biển, sau khi đánh bại Bahamut đi xuống chỗ Ultima Weapon thì bạn phải đụng một trận đánh sau 2 bước đi trong bản tiếng Nhật. Nếu có ability Enc Half thì đụng trận sau 4 bước và nếu có Enc-None thì đụng sau 8 bước. Tuy nhiên sang phiên bản tiếng Anh thì nếu có Enc-None thì bạn không phải đụng trận nào.
+ Ở đĩa 1, chỗ hang lửa đánh GF Ifrit. Khi vào hang bạn được chọn thời gian từ 10 phút cho tới 40 phút. Trong bản tiếng Nhật thì sau khi đánh Ifrit đồng hồ vẫn còn chạy trong khi ở bản tiếng Anh chỉ cần hạ Ifrit là đã hết lo về thời gian.
+ Đầu đĩa 1 ở bản tiếng Anh luôn xuất hiện các menu hướng dẫn cách chơi, cách Junction trong khi ở bản tiếng Nhật thì không.
+ Trong bản tiếng Nhật, bạn không thể draw các GF trước đây bỏ sót ở lâu đài Ultimecia (đĩa 4) như ở bản tiếng Anh.
III. Loss in Translation
Dịch tức là phản! Bản tiếng Anh có rất nhiều đoạn hội thoại mang nghĩa mơ hồ và có khi xa hẳn nghĩa gốc trong bản tiếng Nhật. Có thời gian thì tôi sẽ thống kê những chỗ này sau.
IV. Những thay đổi lặt vặt khác
Ngoài những thay đổi dễ nhận biết trên, FF8 bản tiếng Anh còn khá nhiều thay đổi lặt vặt. Chẳng hạn ở đĩa 1, đài truyền hình Tiimber, trong bản tiếng Nhật, khi đi ngang qua cái TV to thì xuất hiện thông điệp "Get me back I am alive" của ma nữ bên ngoài không gian. Tuy nhiên thông điệp này không xuất hiện ở bản tiếng Anh.
Fujin và Raijin là hai đệ tử của Seifer, tên của họ trong tiếng Nhật nghĩa là thần gió và thần sét (Phong thần, Lôi thần). Trong bản tiếng Nhật, câu nói của Fujin luôn gọn lỏn với một từ Kanji. Còn trong bản tiếng Anh, câu nói của Fujin luôn được viết hoa.
V. Ngoài lề
Bạn có bao giờ gặp con quái vật này trong bản tiếng Anh không?
Con quái này thực sự tồn tại trong bản tiếng Nhật (tôi đụng độ nó khi hack dữ liệu của FF8). Nó tên là Dummy, phía sau lưng có hàng chữ "Gomenne" (xin lỗi nhé) và không bao giờ tấn công bạn. Hạ được nó mang lại một ít Exp và vài món Item như Potion.
Sử dụng phép Libra (Scan) lên Dummy thì chỉ thấy bảng chữ cái của tiếng Nhật: a i u e o ka ki ku ke ko...
Subscribe to:
Posts (Atom)